5 bộ phim được yêu thích vì gu thời trang ấn tượng
- Linh Phi
- Đăng lúc: Thứ tư, 28/10/2020 09:34 (GMT +7)
Những bộ phim thời trang xa xỉ với nhiều cung bậc khác nhau, từ cuộc dạo chơi đầy màu sắc cho đến những thước phim nghệ thuật sâu lắng
Nếu như "Emily in Paris" thể hiện góc nhìn về thời trang Pháp của một cô nàng Mỹ, thì những tựa phim dưới đây sẽ mở ra một thế giới thời trang hoàn toàn khác.
Ocean’s 8 (2018)
Nếu chư chưa xem Ocean’s 8, bạn sẽ rất tiếc vì đã bỏ qua đại tiệc thời trang thịnh soạn danh giá của các thương hiệu hàng đầu thế giới. 8 cô nàng trong “Băng cướp thế kỷ”, mỗi người đều mang vẻ đẹp riêng, biệt tài riêng với phong cách không thể nhầm lẫn, khiến khán giả không khỏi rời mắt.
Bộ phim thuật lại toàn cảnh phi vụ trộm chiếc vòng cổ Toussaint có trị giá lên tới 150 triệu USD của hãng Cartier. Với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết kế từ các thương hiệu đình đám quóc tế như Gucci, Prada, Valentino, Zac Pose, Prada,Dolce & Gabanna.
Sức ảnh hưởng của bộ phim đến từ chính dàn diễn viên và những nhân vật trong thế giới thời trang, kết hợp cùng nhau tạo nên một sự hoàn hảo mà không phải dự án phim nào cũng có được.
Crazy rich asians (2018)
Ngoài nội dung hấp dẫn, bom tấn “Crazy rich asians” hấp dẫn bởi thời trang xa xỉ, từ nhà mốt danh tiếng Yves Saint Laurent đến Antwerp Six. "Crazy Rich Asians" là bức tranh tái hiện cuộc sống hào nhoáng, xa hoa của giới thượng lưu Singapore.
Tạo hình nhân vật của bộ phim đã làm giới thời trang và khán giả phải choáng ngợp trước những bộ cánh xa xỉ không thể rời mắt. Những bộ trang phục chính là ngôn ngữ chính truyền tải cảm xúc và tâm lý nhân vật nhanh nhất đến với khán giả. Hàng loạt ên tuổi của nhiều thương hiệu đình đám như: Coast, Lupita Nyong’o tại giải Oscar 2014, ...
Phantom thread (2017)
Phanom Thread (Bóng ma sợi chỉ) không chỉ hấp dẫn bới cốt truyện mà còn bởi hiệu ứng thời trang trong phim quá xuất sắc. Bộ phim xứng đáng đi vào lịch sử của Oscar. Reynolds và Alma là hai nhân vật chính của bộ phim. Alma chính là nguồn cảm hứng để Reynolds làm nên những chiếc váy tuyệt vời.
Toàn bộ các thước phim của Phantom Thread giống như một show diễn thời trang chuyên nghiệp và chỉn chu nhất của thập niên 1950. Xuyên suốt bộ phim là những thiết kế hoàn hảo của nhà thiết kế Mark Bridges.
Xuyên suốt mạch phim là sự xuất hiện của những dáng đầm nổi tiếng đặc trưng của các huyền thoại thời trang như váy phồng bong bóng, đầm lưng cao, áo cổ ngang… Đặc biệt, điểm nhấn nổi bật nhất là chiếc váy cưới màu tím pastel "siêu phẩm" ở cuối phim.
The dressmaker (2015)
The Dressmaker (Thợ may báo thù) là câu chuyện về chuyến hồi hương của cô thợ may Myrtle “Tilly” Dunnage. Những người tại thị trấn Dungatar bị mê hoặc bởi những thiết kế cao cấp, sang trọng quá đỗi quyến rũ của cô.
Bộ phim mang đến cảm giác mãn nhãn như trong một buổi trình diễn thời trang đỉnh cao, với hàng loạt những thiết thế sang trọng đậm chất Pháp.
Bộ phim còn phần nào thể hiện tư tưởng thẩm mỹ và thời trang của thế kỷ XX.
The intern (2015)
Sở hữu một cốt truyện đơn giản, không có nhiều cao trào, nhưng “The Intern” với phần phục trang ấn tượng vẫn đủ sức làm “xiêu lòng” khán giả yêu mặc đẹp. Jules Ostin (Anne Hathaway)- nữa nhân vật chính đã mang đến cho người xem tủ đồ công sở tràn ngập đồ hiệu. Bộ phim ghi điểm nhờ màn trình diễn xuất sắc của Robert De Niro và Anne Hathaway.
Jules Ostin là một nhân vật khá gần gũi với phần đông phái nữ và tất nhiên họ đều có thể nhìn thấy bản thân mình đâu đó thông qua bóng dáng của cô nàng. Với một cách thực tế và hợp xu hướng, những kiểu phối đồ này bạn hoàn toàn có thể ứng dụng cho mình.
Trang phục hoàn toàn từ các nhà mốt nổi tiếng như Band Of Outsiders, Celine, Salvatore Piccolo, Celine, Ray-ban,...