Bật điều hòa nhưng không mát, có cần phải bơm gas điều hòa không?

Chiếc điều hòa vẫn chạy nhưng không tỏa ra hơi lạnh và bạn nghe mọi người "mách" đã đến lúc bơm gas điều hòa. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?

Hashtag: Gia dụng thông minh Mẹo vặt Mẹo dọn dẹp thông minh

Thời tiết nắng nóng “như thiêu như đốt" của mùa Hè khiến nhu cầu sử dụng điều hòa tại gia đình và công sở tăng cao. Thế nhưng, nếu bỗng một ngày bạn phát hiện chiếc điều hòa của nhà mình vẫn hoạt động bình thường nhưng lại không tạo ra luồng khí mát lạnh như mọi khi, thế là bạn nghe mọi người "mách" đã đến lúc thay ga cho điều hòa. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tránh lãng phí tiền bạc nhé! 

» Xem thêm: 5 điều hòa 2 chiều tiết kiệm điện tốt nhất để không phải đau đầu về hoá đơn

Thời tiết nắng nóng “như thiêu như đốt" của mùa Hè khiến nhu cầu sử dụng điều hòa tại gia đình và công sở tăng cao. 

Có cần phải thay gas khi điều hòa bỗng dưng không lạnh?

Thông thường, khi máy lạnh của chúng ta gặp các vấn đề trục trặc như không lạnh, kém lạnh hoặc chớp đèn báo lỗi,... thì mọi người mới tìm đến thợ điện lạnh để sửa chữa chứ không có thói quen bảo trì điều hòa thường xuyên theo định kỳ. Bên cạnh đó, không phải chủ nhà nào cũng hiểu biết về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy lạnh, sự thiếu kiến thức chuyên môn đó dẫn đến việc một vài thợ sửa chữa "bảo gì nghe nấy", đôi khi chi trả những khoản phí không cần thiết, và bơm ga là một trong số đó.

Điều trước tiên bạn cần làm cho máy lạnh của mình được hoạt động tốt đó là vệ sinh từ 3-6 tháng một lần tùy theo nhu cầu sử dụng và môi trường nó làm việc.

Một kỹ sư điện lạnh chia sẻ" "Điều trước tiên bạn cần làm cho máy lạnh của mình được hoạt động tốt đó là vệ sinh từ 3-6 tháng một lần tùy theo nhu cầu sử dụng và môi trường nó làm việc. Ví dụ như máy lạnh lúc mới mua chỉ cần 28 độ là lạnh, nay phải hạ xuống 24 mới lạnh thì bạn chỉ cần vệ sinh máy là đủ chứ không cần phải bơm gas". Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bạn cần phải kiểm tra gas, cụ thể:

- Máy lạnh đã được vệ sinh nhưng vẫn không lạnh hoặc kém lạnh (dù đã để mức 18 độ vẫn không lạnh chút nào).

- Bạn dùng tay để trước quạt dàn nóng thổi ra nhưng không có hơi nóng chứng tỏ máy lạnh bị xì gas hoặc hết gas.

- Đường ống đồng của máy lạnh bị bám tuyết cũng là một trong những dấu hiệu máy lạnh thiếu hoặc hết gas.

Khi máy lạnh bỗng nhiên... hết lạnh, hãy gọi thợ đến vệ sinh. Nếu sau khi vệ sinh vẫn không cải thiện thì tiến hàng kiểm tra gas. 

Anh chia sẻ thêm: "Khi nói đến vấn đề bơm gas, bạn có thể hình dung máy lạnh xì gas cũng như xe bị lủng lốp phải vá lại, xử lý chỗ thủng thì xe mới chạy được, nếu không thì bơm hơi vào cũng không giải quyết được vấn đề. Nếu muốn bơm gas máy lạnh, trước hết phải kiểm tra và xử lý chỗ bị xì. Điều hòa có thể xì tại vị trí kết nối ống đồng, xì van, xì dàn lạnh, xì dàn nóng".

Kết luận: Khi máy lạnh bỗng nhiên... hết lạnh, hãy gọi thợ đến vệ sinh. Nếu sau khi vệ sinh vẫn không cải thiện thì tiến hàng kiểm tra gas. Nếu máy lạnh xì gas phải xử lý vị trí xì, bởi nếu chỉ bơm gas thôi thì một thời gian ngắn sau đó nó lại xì hết và bạn lại tốn tiền vô ích.

Nếu máy lạnh xì gas phải xử lý vị trí xì, bởi nếu chỉ bơm gas thôi thì một thời gian ngắn sau đó nó lại xì hết và bạn lại tốn tiền vô ích.

Thêm một vài nguyên nhân khiến điều hòa không mát

Bên cạnh 2 nguyên nhân vừa đề cập như máy lạnh lâu ngày sử dụng không được vệ sinh định kỳ nên bám bẩn, máy lạnh thiếu gas hoặc hết gas thì vẫn còn một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa không mát, bạn có thể kiểm tra dưới đây:

- Máy nén bị hỏng: Máy nén là bộ phận quan trọng của máy lạnh, khi bị mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển,... thì sẽ gây hư hỏng máy nén, dẫn đến tình trạng không khí thổi ra từ máy lạnh không mát.

Khi bị mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển,... thì sẽ gây hư hỏng máy nén, dẫn đến tình trạng không khí thổi ra từ máy lạnh không mát.

- Khi máy lạnh hoạt động quá tải hoặc duy trì ở nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ) liên tục trong thời gian dài thì sẽ gây hỏng tụ điện, bảng mạch, lúc này máy lạnh sẽ biến thành một chiếc quạt gió thông thường.

- Quá tải điện vào mùa Hè cũng là lý do khiến nguồn điện yếu, không ổn định khiến lốc máy bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động. Vì vậy bạn cần một một ổn áp để ổn định nguồn điện vào ngày nắng nóng cao độ.

Bạn cần một một ổn áp để ổn định nguồn điện vào ngày nắng nóng cao độ.

- Máy lạnh bị chảy nước sẽ tạo thành một lớp rêu trên đường ống thoát nước gây tắc nghẽn. Từ đó làm giảm khả năng làm lạnh của điều hòa.

- Công suất máy lạnh cũng ảnh hưởng đến khả năng làm mát căn phòng. Điều này còn tùy thuộc vào nguồn nhiệt trong phòng, vật liệu xây dựng, diện tích phòng và số người sử dụng trong cùng một không gian.

- Đặt sai chế độ làm mát cũng là lỗi thường gặp khi sử dụng thiết bị, việc bạn bấm nhầm nút chức năng sưởi, quạt,... cũng khiến máy lạnh chạy hoài vẫn không mát!

Việc bạn bấm nhầm nút chức năng sưởi, quạt,... cũng khiến máy lạnh chạy hoài vẫn không mát!

Bài liên quan

News feed