KOC là gì? Sự khác biệt với KOL và cách trở thành KOC?
- Manh
- Đăng lúc: Thứ tư, 02/03/2022 12:09 (GMT +7)
KOC được coi là xu hướng mới hiện nay bởi sự ảnh hưởng, dễ dàng nổi tiếng và "hái ra tiền".
Nội dung chính
Trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội, thuật ngữ KOL (Key Opinion Leader - Người có sức ảnh hưởng) đã không còn xa lạ với khán giả. Tuy nhiên, KOC (Key Opinion Consumer - Người tiêu dùng chủ chốt) là thuật ngữ mới còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy KOL là gì và cách để trở thành một KOC như thế nào?
1. KOC là gì?
KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer, nhằm để chỉ những người tiêu dùng được chú ý khi review sản phẩm. Hiện nay, 2 nền tảng làm việc chính của KOC thường là TikTok hoặc các hội nhóm trên Facebook, thông qua việc đập hộp, gắn link affiliate.
2. Sự khác biệt giữa KOL và KOC?
Sức ảnh hưởng
Nếu như KOL thường là ca sĩ, diễn viên, những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội với số lượng follow tối thiểu 10 nghìn người, thậm chí lên tới hàng triệu người ở các nền tảng khác nhau thì với KOC, quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng.
Tính chất công việc
Trong khi các KOL có độ phủ lớn, đòi hỏi có kiến thức sâu và chuyên môn để dẫn dắt người dùng thì KOC lại đơn giản hơn. Bởi KOC xuất phát gốc là 1 người khách hàng, họ đưa ra ý kiến chủ quan như một người tiêu dùng thực sự. Cũng vì thế mà công việc của KOC thường gắn liền với việc review sản phẩm.
Vì sự gần gũi này mà các đánh giá từ KOC thường nhận được nhiều sự tin cậy hơn với khán giả. Nhiều người cho rằng khi KOL nhắc tới sản phẩm nào, họ được trả tiền quảng cáo thay vì review chân thực.
Vì KOL và nhãn hàng có giá trị lợi ích cao nên giá tiền để booking một KOL thường cao hơn KOC.
Nền tảng hoạt động
KOL thường hoạt động trên các tài khoản cá nhân, Fanpage ở nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. Còn KOL hoạt động chủ yếu ở TikTok (phổ biến với format đập hộp) hoặc Facebook group dưới dạng post (bao gồm việc gắn link affiliate).
3. Một số KOC nổi tiếng ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay có một số KOC nổi tiếng từ việc review như Kiên Review, Mẹ Bầu Baby Kopohome, Gia đình Thủng Long, Châu Bí Ngô...
4. Cách để trở thành KOC?
Để trở thành một KOC "thật trân" nhất, hãy áp dụng nguyên tắc 80/20 khi review sản phẩm. Đó là khen 80% và chê 20% bởi “20% sự chê bai tạo ra 80% độ tin tưởng”. Một sản phẩm được tung hô quá nhiều sẽ dễ dẫn tới sự nghi ngờ, nhưng khi KOC liệt kê ra những điểm chưa tốt của sản phẩm, người dùng sẽ có cái nhìn khách quan, tin tưởng hơn.
Trong bài review sản phẩm, 80% khen và 20% chê. Trong đó phần khen nên tập trung vào mục đích chính hoặc USP (Unique Selling Point: điểm độc đáo nhất) của sản phẩm/ dịch vụ. Trong khi đó phần chê nên mang tính cá nhân, những điểm phụ không quá cần thiết so với sản phẩm hoặc có thể khắc phục được.