Tập nào cũng chốt deal, Shark Liên đang quyết chiếm sóng Shark Tank mùa 4?

Cách Shark Liên “xuống tiền” trong 3 tập liên tiếp khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu đây có phải cách để “bà Ngoại” U60 ghi dấu ấn ở Shark Tank mùa 4?

Hashtag: Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ Shark Liên

Shark Liên quyết cách oanh tạc Shark Tank Việt Nam mùa 4?

Sau hai tập đầu tiên nhận được phản hồi tích cực, mới đây, Shark Tank Việt Nam mùa 4 tiếp tục hội ngộ khán giả bằng tập 3 vừa được lên sóng. 

Trong 3 tập đầu, với những phần thuyết trình hấp dẫn đến từ các founder, những màn thương thuyết gay cấn của các nhà đầu tư, kha khá deal đã được chốt. Và trong số các “cá mập”, người hiện đang giữ số lượng startup về đội mình nhiều nhất chính là Shark Liên. 

Xuyên suốt 3 tập “khai màn” Shark Tank mùa 4, không khó để khán giả nhận ra “cá mập bà Ngoại” ít khi ngồi yên, nếu không muốn nói là nhiệt tình “rót tiền” từ vị trí ghế nóng. Vua Cua ở tập 1, Cloud Cook - “bếp trên mây” ở tập 2, hay gần đây nhất là Vulcan Augmastic và Covo ở tập 3.

Sự “xuống tiền” liền tay này của nữ doanh nhân quyền lực đang khiến nhiều người hoang mang tự đặt câu hỏi: Liệu có phải “bà Ngoại” U60 muốn để lại dấu ấn bằng cách oanh tạc Shark Tank Việt Nam mùa 4?

Tuy nhiên điều này có lẽ hoàn toàn sai. Nếu nhìn nhận và đánh giá công bằng, các startup nhận được sự đồng hành của Shark Liên đều là những nhà khởi nghiệp có định hướng và mục đích kinh doanh thuộc đúng “khẩu vị” của bà.

“Cứ đúng “khẩu vị”, có hướng đi nhân văn, vì cộng đồng, môi trường,... tôi sẽ đầu tư để giúp đỡ các bạn, bất kể lĩnh vực, ngành nghề” - đây chính là tuyên bố của Shark Liên trước thềm Shark Tank mùa 4 lên sóng. 

Vua Cua và Cloud Cook sẽ phần nào giúp nữ doanh nhân quyền lực hiện thực hóa khát vọng biến Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới. Ngoài ra ý nghĩa sâu xa hơn đằng sau thương vụ Vua Cua là mang món cua đặc sản cho tầng lớp lao động bình dân có cơ hội nếm thử; thương vụ “bếp trên mây” góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho cộng đồng phụ nữ Việt đam mê ẩm thực, kiếm thêm thu nhập.

Riêng với Vulcan, Shark Liên quyết tâm đầu tư vì hướng đi nhân văn của startup khi giúp kinh doanh tay/chân giả điện tử với giá thành thấp, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, qua đó trả lại cuộc sống bình thường cho những người khuyết tật, khiến việc mất đi một bộ phận cơ thể của họ không còn là nỗi bất hạnh. 

Với Covo, Shark Liên đánh giá cao với lý do đây là sản phẩm mang tới giải pháp thiết thực, lớn lao hơn nữa là muốn lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của founder - chàng trai dám từ bỏ “giấc mơ” Mỹ trở về làm giàu cho Việt Nam. 

Shark Liên liên tục chốt deal trong 3 tập của Shark Tank mùa 4.

Cả 4 startup hoàn toàn đi đúng với triết lý kinh doanh của Shark Liên nên việc được bà rót tiền đầu tư vốn chẳng có gì khó hiểu. Nếu có, thì điểm khó hiểu, đúng hơn là điểm “khó hiểu” tích cực duy nhất chính là Shark Tank mùa 4 trở lại với tỷ lệ startup có mục tiêu kinh doanh nhân văn, tạo nên nhiều giá trị cho cộng đồng nhiều hơn hẳn mùa trước.

Vấn đề này, kha khá khán giả nhận định là có liên quan tới sự xuất hiện của Shark Liên tại mùa 3. 

Truyền cảm hứng mùa 3, tạo ra nhiều “mầm non” khởi nghiệp nhân văn mùa 4

Còn nhớ xuyên suốt Thương vụ bạc tỷ mùa 3, Shark Liên đã chiếm được không ít trái tim của khán giả xem đài bằng tuyên ngôn “tôi sẽ trở thành ‘bà đỡ’ của startup Việt”, đồng thời nhất quán bày tỏ “khẩu vị” đầu tư hướng tới sự bền vững, văn minh.

Cũng trong năm đó, bên cạnh đầu tư cho các dự án, mô hình nhân văn, Shark Liên còn chia sẻ lý do khiến bà lựa chọn với từng startup một, theo đó, bà đã giúp mở ra cho khán giả xem đài nói chung, những người đã và đang nung nấu ý định khởi nghiệp nói riêng những lát cắt thực tế về tình hình ô nhiễm môi trường, sự phân biệt về giới, những rào cản và tổn thương của cộng đồng người kém may mắn như khuyết tật, LGBT+,...

Hàng loạt câu nói ấn tượng mang đậm dấu ấn cá nhân của Shark Liên cũng là điểm không thể không kể đến trong mùa 3: “Tôi không cần chia lợi nhuận”, “Nếu được chia lợi nhuận tôi sẽ dùng số tiền ấy quay trở lại giúp cho cộng đồng”, “Kinh doanh mà làm ra tiền thôi thì chưa phải là kinh doanh”,...

Có thể nói, tất cả những điều đó đã giúp Shark Liên phần nào trở thành sứ giả truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp trẻ tại Việt Nam. Vượt lên trên sứ mệnh “bà đỡ”, Shark Liên còn là người dẫn đường, chỉ lối cho họ hướng tới mục tiêu kinh doanh mang tới giá trị cho cộng đồng, môi trường.

Và rồi chính họ - những startup trẻ được truyền cảm hứng lại xuất hiện gọi vốn tại Shark Tank mùa 4, thật đông và thật nhiều số đó, đã được Shark Liên đầu tư, suy cho cùng cũng không có gì quá khó hiểu. 

Bài liên quan

News feed