Thế lực nào khiến da đã trưởng thành nhưng vẫn bị mụn chi chít?
- Bánh bèo bồng bềnh
- Đăng lúc: Thứ tư, 22/12/2021 15:10 (GMT +7)
"Tại sao da đã trưởng thành nhưng vẫn bị mụn chi chít như thủa còn teen" là câu hỏi nhiều người quan tâm mà chưa tìm ra lời giải đáp.
Nổi mụn những tưởng là việc chỉ xảy ra khi ở tuổi dậy thì nhưng vẫn xuất hiện trên da của nhiều người trưởng thành. Tại sao vậy?
Đây là một số nguyên nhân được các chuyên gia da liễu lẫn chuyên gia tâm lý tổng kết:
1. Lời tiên tri tự ứng nghiệm
Chắc hẳn bạn đã hơn một lần nhận được lời khen "da đẹp thế!" và hôm sau thì mụn nổi tùm lum. Điều gì đang xảy ra? Phải chăng, lời nguyền về ác mộng khen mà quên trộm vía là có thật?
Thực ra, đây chính là một hiệu ứng tâm lý học mang thên Lời tiên trị tự ứng nghiệm. Có nghĩa rằng, khi bạn tin vào một cái gì đó, nó sẽ chắc chắn xảy ra.
Điều này được lý giải như sau: Lời nói đùa về việc được khen da đẹp thì sẽ nổi mụn cứ nhan nhản khắp nơi. Nó ghim sâu vào đầu bạn, bám rễ tại đó. Ngay khi bạn nhận được lời khen từ người khác, công tắc phòng vệ trong bạn vô thức bật lên. Bạn hành động đúng như thể bạn bị mụn thật! Điều này khiến cho da bị stress và sản sinh cortisol, tuyến dầu sẽ hoạt động mạnh hơn, da sẽ dễ nổi mụn nhiều hơn.
Bạn cũng bắt đầu điên cuồng dưỡng da để chống mụn dù thực sự bạn chẳng bị làm sao. Điều này khiến da bị quá tải dưỡng chất và dẫn đến việc da bị nổi mụn.
2. Thói quen sờ tay lên mặt
Bạn có biết rằng trên 1cm vuông da người chứa tới 40.000 vi khuẩn. Số lượng này còn nhiều hơn rất nhiều ở lòng bàn tay, nơi thường xuyên tiếp xúc với tất cả mọi thứ. Vi khuẩn từ đồ vật có thể sống trong 3 giờ đồng hồ ở trên da tay. Bàn tay thật sự là một nơi vô cùng bẩn.
Dẫu biết rằng tay không sạch sẽ nhưng chúng ta lại yêu thích việc đưa tay lên mặt. Thực ra đây là một hành động đã được lập trình trong DNA của chúng ta.
Khi còn trong bụng mẹ, ta đưa tay lên mặt để hình thành những tiếp xúc đầu tiên với mẹ. Sau đó, ta học tập người lớn những hành động khác về đôi bàn tay. Bên cạnh đó, việc đưa tay lên mặt cũng là cách để bạn làm điệu cho bản thân mình trong vô thức.
Hậu quả của việc này là da bạn sẽ trở thành một thiên đường cho những vi khuẩn và mụn cứ thế mọc lên khắp nơi.
3. Thức khuya
Từ 9 giờ đến 11 giờ tối là thời gian để da phục hồi. Tuy nhiên, rất nhiều người thói quen thức đến 2, 3 giờ sáng. Chắc chắn chỉ trong thời gian ngắn, da bạn sẽ xuống cấp hơn và bắt đầu nổi mụn.
4. Dị ứng mỹ phẩm
Mỹ phẩm đang ngày càng được cải tiến công thức nhằm hạn chế tối đa tình trạng kích ứng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thiểu số phản ứng với những thành phần trong mỹ phẩm. Nếu bạn mới mua một sản phẩm nào đó và thấy da mọc mụn thì rất có thể sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp chính là nguyên nhân.
5. Biến động nội tiết tố
Điều này thường diễn ra ở phụ nữ hơn so với nam giới do liên quan đến kinh nguyệt của họ. Nếu như bạn thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt thì việc bạn bị mụn là điều cực kỳ dễ hiểu, đặc biệt là mụn xương quai hàm. Lúc này, bạn nên tới thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất.