Nghệ sĩ Kim Phượng là ai? Nghệ nhân phục trang, con gái gia tộc Huỳnh Long
- Hải Linh
- Đăng lúc: Chủ nhật, 25/07/2021 21:03 (GMT +7)
Nghệ sĩ Kim Phượng qua đời vì Covid-19 khiến khán giả không khỏi nhớ nuối về quá khứ huy hoàng của gia tộc tuồng cổ Huỳnh Long của Sài Gòn thời vang bóng.
Nội dung chính
Ngày 25/7, khán giả bàng hoàng khi biết tin nghệ sĩ Kim Phượng qua ở tuổi 66 vì Covid-19. Trong quá khứ, bà từng được biết đến với những ở kịch huy hoàng trên sân khấu tuồng cổ Huỳnh Long.
1. Nghệ sĩ Kim Phượng là ai?
Nghệ sĩ Kim Phượng là thành viên trụ cột của đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, là cô ruột của nghệ sĩ cải lương Bình Tinh, con gái của ông bầu gánh hát Huỳnh Long Bảy Huỳnh (Nguyễn Ngọc Huỳnh) và bà Ngọc Hương.
Nghệ sĩ Kim Phượng khởi nghiệp là diễn viên múa nhưng sau đó học diễn xuất từ các thầy trong đoàn hát, được NSND Đinh Bằng Phi, NSND Thành Tôn, NSND Năm Đồ... trực tiếp truyền nghề. Sau khi gánh hát tứ tán khắp nơi, bà chuyển sang nghề thiết kế phục trang. Khi đoàn hát Huỳnh Long được khôi phục, bà trở lại đoàn nhưng vẫn duy trì công việc thiết kế phục trang này để phục vụ các đoàn hát cải lương.
2. Tiểu sử nghệ sĩ Kim Phượng
2.1. Nghệ sĩ Kim Phượng tên thật là gì?
Nghệ sĩ Kim Phượng tên thật là Nguyễn Kim Phượng, bà còn có nghệ danh khác là Ngọc Hoa.
2.2. Nghệ sĩ Kim Phượng sinh năm bao nhiêu?
Nghệ sĩ Kim Phượng sinh năm 1955.
2.3. Gia đình nghệ sĩ Kim Phượng
Nghệ sĩ Kim Phượng là con gái của vợ chồng ông bầu Bảy Huỳnh - Ngọc Hương của gánh hát Chánh Thành (tiền thân của đoàn Huỳnh Long) - gánh hát bội đình đám thập niên 1940 - 1950 tại Sài Gòn.
Nghệ sĩ Kim Phượng có những người anh em rất nổi tiếng trong nghề hát cải lương như Nghệ sĩ Bạch Mai, Thanh Bạch, Phượng Nga, Bạch Lan...
Nghệ sĩ cải lương Bình Tinh chính là cháu gái ruột của nghệ sĩ Kim Phượng, con gái của nghệ sĩ Bạch Mai.
3. Sự nghiệp nghệ sĩ Kim Phương
3.1. Quá khứ huy hoàng với những vai diễn trên sân khấu
Nghệ sĩ Kim Phượng là thành viên trụ cột của đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long khi đoàn được các anh chị trong gia đình phục hưng lại sau năm 1975.
Lúc còn nhỏ, bà học diễn xuất của những nghệ sĩ tài năng như NSND Đinh Bằng Phi, NSND Thành Tôn, NSND Năm Đồ... Có một thời gian, bà Kim Phượng theo đuổi nghiệp múa với nghệ danh Ngọc Hoa tuy nhiên cuối cùng vẫn gắn bó với đoàn hát của gia đình. Tại thời kỳ đỉnh cao, bà xuất hiện với nhiều vai diễn trên sân khấu tuổng cổ Huỳnh Long với các chị em ruột. Một số tác phẩm ghi dấu ấn của bà tại đoàn hát Huỳnh Long có thể kể đến: Anh hùng bán than, Tình sử A Nàng, Xuân về trên đỉnh Mã Phi, Xử án Phi Giao, Thập tứ nữ anh hào...
3.2. Lui về hậu trường với nghề chế tác phục trang
Sau năm 1975, từ 1 nghệ sĩ cải lương đình đám, bà chuyển sang làm nghề chế tác phục trang. Bà theo học nghề từ bà Hai Cố Đô - chuyên gia cắt may lão luyện có thời gian học tập và làm việc tại Pháp. Sau đó, bà đã được thầy truyền dạy hết dây chuyền sản xuất, công nghệ làm phục trang.
Mặc dù không còn cống hiến trên sân khấu nhưng nghệ sĩ Kim Phượng vẫn âm thầm cống hiến đằng sau canh gà khi cung cấp trang phục, đạo cụ cho nhiều đoàn hát và cả những bộ phim có yếu tố cổ trang. Tiêu biểu phải kể đến bộ phim "Ngọn lửa Thăng Long" của đạo diễn NSND Lý Huỳnh và phim điện ảnh Song Lang của đạo diễn Leon Quang Lê.
Nghề thiết kế phục trang cũng giúp nghệ sĩ Kim Phượng đi qua thời gian khó lao đao của sân khấu cải lương thập niên 70, 80. Có tiền từ nghề may phục trang sân khấu, bà lo cho gia đình, cho anh chị em trong đoàn hát và giúp đỡ cả những nghệ sĩ của đoàn Huỳnh Long tứ tán khắp nơi vì hoàn cảnh thời thế. Bà nổi tiếng là một người có tấm lòng nhân ái, luôn dành tâm tư sâu nặng cho các nghệ sĩ neo đơn, gặp nhiều khó khăn.
3.3. Thành tựu và vinh danh
Trước khi qua đời, nghệ sĩ Kim Phượng đã được đài truyền hình HTV thực hiện chương trình vinh danh khi là nghệ sĩ có bề dày thành tích đạt được từ việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo phục trang, đạo cụ sân khấu tuồng cổ với độ thẩm mỹ cao.
Nhắc về nghệ sĩ Kim Phượng, NSND Ngọc Giàu cho biết: "Điều đáng quý ở nghệ sĩ Kim Phượng chính là nhiệt tình, luôn tìm tòi cái mới để chế tác những bộ phục trang đẹp. Bà là người nghệ sĩ âm thầm đứng sau lưng ánh hào quang của giới nghệ sĩ chúng tôi"
4. Đời tư nghệ sĩ Kim Phượng
Là thế hệ nghệ sĩ của Sài Gòn thời vang bóng, nghệ sĩ Kim Phượng giữ thanh danh của bản thân vô cùng nghiêm ngặt như phần đa các nghệ sĩ hát tuồng thời xưa.
Bà kết hôn với ông Tám Anh - Chủ nhiệm hãng phim video cải lương - và sinh 3 người con. Năm 1997, ông Tám Anh qua đời vì bệnh tật, nghệ sĩ Kim Phượng khi đó mới 32 tuổi nhưng đã ở vậy nuôi các con ăn học mà không đi bước nữa.
Nghệ sĩ Kim Phượng qua đời bất ngờ ở tuổi 66 vào trưa ngày 25/7, chỉ 1 ngày sau khi phát hiện nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng TP.HCM. Sự ra đi này của bà là mất mát lớn cho nhiều nghệ sĩ, đồng nghiệp và khán giả.
NSƯT Thoại Mỹ cho biết: "Các bác sĩ chuyên khoa đã xét nghiệm, cho biết kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bà được lắp máy trợ thở nhưng đến sáng 25 -7 thì sức khỏe nguy kịch, do bà có nhiều bệnh nền: Huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Con gái của bà đã báo tin bà qua đời lúc 12 giờ 50 phút".