Đa số các căn hộ ở đô thị lớn thường có diện tích vừa và nhỏ, vì vậy các khu vực chức năng như phòng bếp cũng theo đó mà “thu hẹp” lại. Tuy nhiên, phòng bếp nhỏ không đồng nghĩa với việc nó sẽ chật chội, kém thu hút. Chúng tôi có 5 mẹo hữu ích giúp bạn bố trí không gian nấu nướng gọn gàng, tiện nghi và đảm bảo tính thẩm mỹ. Mời bạn cùng tham khảo nhé!
» Xem thêm: 5 ý tưởng cho phòng bếp nhỏ nhưng vẫn xinh xắn, gọn gàng
Khi thiết kế phòng bếp nhỏ, tốt nhất bạn nên ưu tiên các hệ thống lưu trữ khép kín để không làm lộn xộn không gian vốn đã có diện tích "khiêm tốn". Tủ bếp trên - dưới khép kín, giấu đi vật dụng và thiết bị bên trong, và nếu được thì cả phòng bếp "ẩn mình" sau cửa trượt cũng giúp nhà gọn gàng hơn.
Đúng vậy, mọi thứ trong ngôi nhà của bạn nói chung và phòng bếp nói riêng đều cần vị trí cố định của nó (tất nhiên, trừ những món nội thất cần di chuyển linh hoạt như kệ lắp bánh xe). Trước khi thiết kế bếp, bạn hãy lên danh sách các đồ dùng, thiết bị và phân chia vị trí cho chúng để tạo trật tự ngay từ đầu.
Sau khi quyết định những thứ sẽ bố trí trong phòng bếp, bạn hãy suy nghĩ về nơi đặt chúng sao cho thuận tiện nhất. Chẳng hạn như đồ dùng nào thường xuyên sử dụng sẽ thuận tầm tay với, những món đồ chỉ dùng khi nhà có tiệc đông người thì xếp ở tầng trên cùng của tủ,... Ngay cả ngăn kéo cũng cần được phân chia một cách khoa học.
Nếu ở mẹo thứ (1), chúng tôi khuyên bạn ưu tiên hệ thống lưu trữ khép kín để tránh gây rối thị giác thì ở mẹo tiếp theo này, bạn có thể “phá lệ” bằng cách lắp đặt kệ mở. Những chiếc kệ gắn tường giúp bạn tối ưu hóa từng ngóc ngách trong bếp, tránh lãng phí không gian mà vẫn có được sự gọn đẹp, chỉ cần bạn không quá lạm dụng nó.
Đối với phòng bếp nhỏ, bên cạnh việc lựa chọn bố cục thì yếu tố màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Bạn nên chọn tone màu nhạt, trung tính, màu tủ bếp nếu trùng khớp với sơn tường thì sẽ giúp chúng "toàn tan" trong không gian, đánh lừa thị giác người nhìn. Ngoài ra, vẻ sáng bóng cũng giúp phản chiếu ánh sáng tốt hơn.
Bình luận