Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết âm lịch) là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Trung Quốc. Trong những ngày này, họ thường chuẩn bị một bàn tiệc với nhiều món ăn lấy may. Không những có vị ngon đạt chuẩn mà những món ăn này còn có ý nghĩa khá thú vị. Cùng 2 Đẹp tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Không chỉ được sử dụng trong lễ hội đèn lồng, chè trôi nước còn là món ăn lấy may trong những ngày đầu năm mới tại Trung Quốc. Theo tiếng Trung, món ăn này được đọc là: Tāngyuán, phát âm tương tự như từ "đoàn tụ". Bên cạnh đó, hình dạng tròn của các viên chè cũng được hiểu theo ý nghĩa gia đình sum vầy. Chè trôi nước thường được làm từ gạo nếp và đậu đỏ (hoặc đậu xanh), thả trong bát nước đường.
Mì trường thọ được làm từ loại mì trứng, sợi dài và có màu vàng tươi bắt mắt. Khi chế biến, sợi mì sẽ được đầu bếp giữ nguyên độ dài. Điều này tượng trưng cho lời chúc sức khỏe và cuộc sống trường thọ. Món ăn này thường được dùng trong các buổi tiệc sinh nhật và trong dịp Tết Nguyên đán. Tùy theo khẩu vị, thực khách có thể lựa chọn mì xào hoặc mì nước.
Bánh tổ hay còn được gọi là "Nian Gao", đồng âm với "tăng lên hàng năm". Do đó, trong dịp đầu năm, người Trung Quốc thường ăn loại bánh này với mong muốn năm mới ngày càng tốt đẹp, có sự thăng tiến về tiền bạc, địa vị và công việc. Bánh tổ thường được làm từ gạo nếp, đường, quả chà là, hạt dẻ và được lót lá sen. Tuy nhiên cũng có nơi thường chế biến thành món mặn để dùng cho bữa chính. Màu của đường sẽ tạo nên màu sắc của bánh tổ. Do đó, ở Thượng Hải thì thường có màu trắng còn bánh tổ ở Quảng Đông lại có màu nâu.
Đây là một món ăn truyền thống nổi tiếng ở Trung Quốc, đặc biệt là trong những bữa tất niên. Món bánh này được người dân địa phương xem là món ăn lấy may bởi chúng có hình dạng như nén bạc. Phần nhân bên trong thường là thịt heo, tôm và bắp cải cắt nhỏ. Há cảo có thể hấp, luộc hoặc rán chín đều rất ngon và có hương vị riêng biệt. Trong dịp năm mới, mọi người trong gia đình đều ngồi quây quần cùng nhau nhào bột, cát vỏ, làm nhân, gói bánh tạo nên không khí vui tươi.
Trong tiếng Trung, cá được đọc là Yú/yoo, cách phát âm tương tự như "dư, thừa". Vì vậy, món ăn lấy may này biểu tượng cho sự đầy đủ, sung túc. Thông thường, người Trung Quốc thường ăn 2 loại cá chép jiyu và liyu do tên của chúng đồng âm với từ món quà và may mắn. Cá được chiên, om xì dầu hoặc hấp nguyên con và ăn cùng nhiều loại rau củ khác nhau.
Tuy nhiên, ăn cá ngày Tết cũng có vài quy định khác thú vị. Khi đặt lên bàn ăn, đầu cá luôn hướng về phía người lớn tuổi nhất để thể hiện sự tôn trọng. Đặc biệt, mọi người phải chờ người đó ăn trước rồi mới bắt đầu động đũa. Cuối cùng, người ngồi ở vị trí đầu cá và đuôi cá sẽ cùng uống với nhau một ly để đem lại may mắn cho cả năm.
Chả giò Trung Quốc được làm rất cầu kỳ với hơn 10 loại nhân trong đó cơ bản có thể kể đến như bắp cải, cần tây, hành thịt heo quay, tôm tươi, trứng, dầu mè, ngũ vị hương và gói bằng vỏ hoành thánh. Những chiếc chả giò được gói và rán vàng ươm đẹp mắt, nhìn rất giống các thỏi vàng thời xưa. Do đó, vào dịp Tết Nguyên đán có rất nhiều nơi coi đây là món ăn lấy may, tượng trưng cho sự tiền tài và giàu có. Ví dụ như ở Thâm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu, Giang Tô, Giang Tây, Phúc Kiến...
Bên cạnh những món mặn thì các loại trái cây tươi như: đào, cam, quýt cũng thường xuất hiện trong bữa cơm tất niên của người Trung Quốc. Loại trái cây này biểu tượng cho sự phồn thịnh, sung túc đủ đầy và may mắn. Ngoài ra, từ quýt trong tiếng Trung đồng âm với từ vàng nên việc ăn quýt vào những ngày đầu năm được xem như là sẽ đem đến nhiều tài lộc hơn trong năm mới.
Bình luận