Cultural Appropriation là gì? Liệu đây có phải là vấn nạn trong thời trang?
- Bánh bèo bồng bềnh
- Đăng lúc: Thứ sáu, 25/06/2021 18:16 (GMT +7)
Cultural Appropriation là việc sử dụng những yếu tố văn hóa mà không tìm hiểu. Cụm từ này thường xuất hiện trong ngành thời trang, giải trí và âm nhạc.
Trong một thế giới đa dạng như hiện tại, các nền văn hóa giao thoa với nhau là điều không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng nhận được sự đồng tình từ công chúng. Vậy là từ đó khái niệm Cultural Appropriation ra đời. Cultural Appropriation thường xuất hiện trong những lĩnh vực như thời trang, điện ảnh, âm nhạc. Tuy nhiên, nó hiện diện nhiều nhất trong lĩnh vực thời trang.
Cultural Appropriation là gì?
Cultural Appropriation hay đánh cắp văn hóa ám chỉ việc sử dụng những yếu tố và phong tục của một quốc gia mà không hề có sự tìm hiểu văn hóa và lịch sử của dân tộc đó.
Có người cho rằng Cultural Appropriation là một điều tốt khi nó cho phép một thế giới thời trang đa dạng hơn và các quốc gia được quảng bá miễn phí.
Tuy nhiên, đa số cho rằng đánh cắp văn hóa là điều đáng lên án. Nếu không nắm rõ lịch sử của trang phục thì tốt nhất bạn không nên diện chúng.
Tại sao Cultural Appropriation lại nguy hiểm với ngành thời trang?
Tình dục hóa những giá trị truyền thống
Selena Gomez từng bị "ném gạch đá" khi mặc trang phục truyền thống của người Ấn Độ và nhảy múa sexy trên sân khấu. Cô Kim siêu vòng 3 thì cũng bị cộng đồng Ấn Độ tẩy chay khi đeo khuyên tai có chữ "Om". Đây là âm thanh thiêng liêng và biểu tượng tâm linh trong văn hóa tôn giáo Ấn Độ bao gồm Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Người mẫu Karlie Kloss và hãng Victoria's Secret từng bị người dân Ấn Độ gọi điện đe dọa vì đã tạo ra một bộ đồ nội y lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của quốc gia này.
Chúng ta cũng chẳng thế quên được việc cô ca sĩ da màu nóng bỏng Kacey Musgrave ưỡn ẹo trong chiếc áo dài và quên luôn việc mặc quần. Hành động phản cảm này của cô nàng đã ngay lập tức nhận phải sử chỉ trích từ công chúng.
Người dân quốc gia bản địa không được hưởng lợi từ kinh doanh
Đầu tháng này, bộ trường Văn hóa Mexico đã quyết định khởi kiện 3 hãng thời trang nhanh gồm Zara, Anthropologie và Patowl bởi ba thương hiệu này đã sử dụng họa tiết, kỹ thuật in của các dân tộc thiểu số tại Mexico nhưng không có sự xin phép. Cả 3 thương hiệu đều không có câu trả lời cho những lời tố cáo, đồng thời không có bất kỳ động thái nào chia lại lợi nhuận kinh doanh cho nhóm người này hoặc tái đầu tư phát triển kinh tế.
Có thể thấy rằng, đánh cắp văn hóa trong thời trang là một điều đáng lên án và vấn đề này sẽ còn dai dẳng trong tương lai.