Trước đây, thời trang cao cấp luôn gắn liền với những mỹ từ: thanh lịch, xa xỉ, di sản và bảo thủ. Ngày nay, nhiều thương hiệu bạc tỉ lại được biết tới về sự điên cuồng, cá nhân và đột phá. Tại sao lại có sự chuyển mình này? Tất cả là nhờ Gen Z.
Gen Z là thế hệ sinh năm 1997 - 2000. Đặc trưng của lớp trẻ này là đam mê trải nghiệm, yêu thích sự đột phá và thích sự độc bản.
Gen Z chiếm lĩnh tới 60% tổng giá trị tiêu thụ hàng cao cấp trên toàn thế giới (dự đoán đến năm 2005 của công ty tư vấn Boston Consulting Group). Đây là chính là những yếu tố khiến các nhà tiếp thị và quản lý thương hiệu thời trang phải thay đổi để đáp ứng tập khách hàng mới này.
Louis Vuitton, Gucci, Balenciaga là những cái tên tiên phong trong việc ra mắt những thiết kế lạ lẫm đáp ứng Gen Z.
Mới đây, giám đốc sáng tạo mảng thời trang nam của LV Virgil Abloh đã ký một thỏa thuật với công ty kim hoàn Jacob & Co để sản xuất BST trang sức làm từ kẹp giấy mạ vàng 18K và kim cương. Những chiếc kẹp giấy này sẽ có giá từ 800 triệu đến 1.5 tỷ đồng. Trước đó ít ngày, nhà mốt Pháp cho ra mắt dây chuyện cục tẩy có giá 18 triệu đồng.
Dưới thời Alessandro Michele, Gucci theo đuổi phong cách Maximalism đầy cuốn hút. Thương hiệu Ý tự tạo cho mình một lối đi riêng và thu hút tập khách hàng chẳng ngại ngần thử cái mới.
Balenciaga thì từ lâu đã quá nổi tiếng với những thiết kế chẳng giống ai của mình. Mỗi lần hãng ra BST mới thì giới mộ điệu lại chia ngay thành hai phe. Người thì cho rằng chúng ngớ ngẩn, kẻ thì điên cuồng mua sắm.
Có thể thấy rằng điểm chung của 3 thương hiệu này là đánh trúng được vào tâm lý muốn nổi bật và chẳng ngại thi phi của Gen Z.
Sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ chẳng còn ngạc nhiên khi các nhà mốt tung ra một chiếc ống hút, một cái tăm hay bất kỳ thứ gì điên rồ khác và bán với mức giá trên trời. Gen Z đang ngày càng chứng tỏ quyền lực của mình khi có thể chi phối toàn bộ ngành công nghiệp thời trang cao cấp - một thế giới đã từng được xây lên bởi sự bảo thủ và lịch sử.
Bình luận