Đám cưới nhà giàu Hà Nội đầu TK 20: 10 siêu xe nhập khẩu đi rước dâu, tiệc cưới toàn sơn hào hải vị
- Tuệ Minh
- Đăng lúc: Thứ ba, 31/05/2022 14:42 (GMT +7)
Nữ hiệu trưởng trường Trưng Vương từng có một đám cưới hoành tráng nhất Hà Thành đầu thế kỷ 20, bà được nhà trai đón bằng 10 chiếc xe sang và tiệc cưới đắt đỏ.
Vào khoảng năm 1935, Hà Nội từng có một đám cưới hoành tráng xôn xao khắp các con phố. Cái thời mà người dân vẫn còn đói nghèo, chiến tranh chưa dứt thì cô dâu này đã được đón về dinh bằng dàn siêu xe khủng cùng với đó là tiệc cưới linh đình toàn những sản vật đắt đỏ.
Cô dâu cũng là một tiểu thư xuất thân trong gia đình có học thức. Bà là GS Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1905) được biết đến là hiệu trưởng của trường PTTH Trưng Vương (trường Đồng Khánh cũ, Hà Nội). Bà sinh ra trong một gia đình Nho học ở Hà Nam, sau này cùng cha mẹ lên kinh thành Thăng Long lập nghiêp.
Thời đi học bà Yến học rất giỏi, bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương thời Pháp thuộc (trước năm 1945). Sau khi tốt nghiệp vào Huế công tác tại trường Đồng Khánh. Có năng lực chuyên môn cao, phẩm hạnh và cả tố chất lãnh đạo đều tốt nên chỉ sau 5 năm, bà Yến đã được bổ nhiệm từ Huế ra Bắc làm hiệu trưởng trường nữ trung học ở Cao Bằng.
Năm 1936, bà Yến kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình với ông Bùi Huy Khê (1904-1980) là một kỹ sư công chính (Giao thông). Ông là thiếu gia của gia tộc họ Bùi Huy nổi tiếng ở ngõ Phất Lộc (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hôn nhân sắp đặt, 2 người lại công tác xa nhau. Mỗi người một nơi nên ngày ăn hỏi chỉ có gia đình 2 bên tổ chức, chú rể từ Lào về Hà Nội, còn bà Yến thì vẫn đang công tác ở Cao Bằng.
Mãi tới hè, khi học sinh được nghỉ và nhà trường cũng hết việc thì bà Yến mới quay trở về Hà Nội. Bà sửa soạn trang phục, vật dụng cá nhân về nhà chồng và chuẩn bị tổ chức tiệc cưới.
Em gái bà từng kể, sính lễ ăn hỏi của chị gái thuộc hàng xa hoa, đắt đỏ nhất thời kỳ đó. Đến xe rước sính lễ còn dùng toàn bộ xe kéo lọng vàng. Đoàn người đi ăn hỏi đều mặc áo the khăn xếp đông đúc kéo dài cả tuyến phố. Lễ cưới khi đó được tổ chức trọng thể ở dinh cơ ở gia đình bà tại số nhà 49 Felix Pauvre (phố Trần Phú ngày nay). Cỗ cưới gồm những món sơn hào hải vị như vây cá mập, yến sào, bào ngư,...
Cũng trong ngày này, bà Yến trở thành cô dâu xinh đẹp nhất. Bà diện áo dài nhung đỏ, chân đi hài thêu chỉ vàng. Người trong gia đình cho biết, ngày hôm ấy đoàn nhà trai đến rước dâu mà náo nhiệt cả con phố. Đoàn có 10 chiếc xe sang trọng màu đen, ngoài chú rể còn có 2 vị quan tuần phủ cụ Thượng thư tuần phủ Bắc Giang Bùi Huy Tiến (chú ruột) và Cử nhân tuần Phủ Vĩnh Phúc Bùi Huy Đức cũng đến đón đón dâu.
Nhiêu đây cũng đủ để thấy được gia thế của dòng họ Bùi Huy, không những giàu có mà còn có quyền thế. Sự xuất hiện của 2 vị quan tuần phủ của nhà chồng cũng cho thấy bà Yến là một người phụ nữ danh giá và rất được coi trọng thời bấy giờ.
Xong xuôi đám cưới, vợ chồng bà Yến chuyển ra ở riêng tại một căn biệt thự ở phố Lê Trực. Sau đó 2 ông bà hưởng trăng mật tại Sơn Tây rồi cùng nhau về Hải Phòng thăm họ hàng. Chưa kịp tận hưởng cuộc sống vợ chồng son ông bà đã phải tạm biệt nhau để quay trở về với công việc. Ông Huy quay trở về Lào làm việc còn bà Yến được bổ nhiệm làm hiệu trưởng tại một ngôi trường ở Nam Định.
Dù là hôn nhân sắp đặt nhưng vợ chồng bà Yến vẫn luôn tôn trọng và dành cho nhau tình cảm đặc biệt. Vì xa cách nên bà Yến chỉ có thể gửi thư cho chồng. Năm 1950, bà Yến theo chồng sang Paris (Pháp) học tập, sinh sống. Tại đây, bà hạ sinh người con trai duy nhất.
4 năm sau gia đình nhỏ của bà cùng nhau trở về nước. Bà Yến tiếp tục công tác quản lý, giảng dạy tại trường Trưng Vương còn ông Khuê về Bộ Kiến trúc (tiền thân của Bộ xây dựng ngày nay) làm việc. Chuyện tình và đám cưới hoành tráng của bà Yến cho đến nay vẫn được những người thuộc thế hệ trước ở Hà nhắc lại như một mơ ước thời trẻ của bao cô gái thời bấy giờ.