Cách vệ sinh giày da bị mốc trong mùa nồm ẩm nhanh và hiệu quả cao

Để tránh đổi màu, hỏng bề mặt giày da, hãy nắm rõ các bước vệ sinh giày da bị mốc rất đơn giản và hiệu quả dưới đây.

Hashtag: Vệ sinh đồ da

Quần áo, giày dép và phụ kiện bằng da (hoặc giả da) rất dễ bị ẩm mốc nếu được cất giữ ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là khi thời tiết vào thời tiết nồm ẩm của miền Bắc. Nấm mốc phát triển rất nhanh, vì vậy bạn cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Nếu không giải quyết nhanh chóng, nấm mốc có thể làm đổi màu, hỏng bề mặt da vĩnh viễn, ngoài ra còn dễ lây lan sang các vật dụng khác.

Hôm nay, chuyên mục Nhà Hay sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh giày da bị mốc vào mùa Đông. Bạn có thể tham khảo để ứng dụng linh hoạt trên các sản phẩm bằng da khác như quần áo, phụ kiện,... nhé!

Nếu không giải quyết nhanh chóng, nấm mốc có thể làm đổi màu, hỏng bề mặt giày da vĩnh viễn.

Bạn cần chuẩn bị:

- Xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ

- Thuốc tẩy chứa clo (có thể dùng Javen)

- Rubbing Alcohol (còn gọi là Isopropyl Alcohol, một dạng cồn khử trùng mua ở nhà thuốc)

- Dung dịch bảo dưỡng đồ da

- Tăm bông

- Khăn vải hoặc miếng bọt biển

- Bàn chải lông mềm

- Xô/ chậu nhỏ

Những gì bạn cần chuẩn bị để xử lý nấm mốc trên giày da.

Hướng dẫn thực hiện

1. Mang giày cần xử lý ra khỏi phòng

Bạn lưu ý, luôn mang quần áo, giày da bị mốc ra khu vực bên ngoài căn phòng để làm sạch, tránh lây lan nấm mốc trong nhà. Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc một miếng vải khô để lau sạch bề mặt giày. Nếu giày được bảo quản trong hộp nhựa, hộp cũng cần được làm sạch bằng dung dịch bao gồm 1 cốc thuốc tẩy clo (như Javen) và 1 lít nước rồi để khô dưới ánh nắng mặt trời.

Tủ quần áo, tủ giày dép hoặc khu vực cất giữ đồ bị nấm mốc nên được dọn sạch và hút bụi kỹ lưỡng. Sau đó lau tường và sàn (nếu sàn không trải thảm) bằng nước Javen. Để cho khu vực này khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc một miếng vải khô để lau sạch bề mặt giày.

2. Xử lý nấm mốc

Hòa nước sạch và cồn Isopropyl theo tỷ lệ 1:1 vào xô, chậu hoặc bát lớn. Dùng tăm bông sạch nhúng vào hỗn hợp để xử lý các vết mốc trên giày da. Sau đó lau lại bằng khăn vải nhúng nước sạch. Bạn có thể nhét giấy trắng vào bên trong giày hoặc ủng để giữ dáng giày. Không sử dụng giấy báo vì mực in có thể dính sang vớ hay chân.

Dùng tăm bông sạch nhúng vào hỗn hợp nước sạch và cồn Isopropyl để xử lý các vết mốc.

3. Làm sạch bề mặt giày

Hòa dung dịch gồm chất tẩy rửa nhẹ hoặc dung dịch bảo dưỡng đồ da với nước ấm vào trong một chiếc xô hoặc chậu nhỏ. Sử dụng khăn vải sạch hoặc miếng bọt biển nhúng vào hỗn hợp và nhẹ nhàng lau tất cả bề mặt giày da (đừng quên mặt trong của giày). Dùng một miếng vải khác để nhúng vào nước thường rồi lau sạch cặn xà phòng.

Dùng khăn sạch hoặc miếng bọt biển nhúng vào hỗn hợp và nhẹ nhàng lau tất cả bề mặt giày da.

4. Để khô giày

Đặt giày lên giá treo chắc chắn hoặc bề mặt phẳng để phơi khô tự nhiên. Lưu ý không đặt giày da gần nguồn nhiệt trực tiếp hoặc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Sẽ rất tiện lợi nếu bạn có quạt lưu thông không khí để đẩy nhanh quá trình làm khô giày.

Đặt giày lên giá treo chắc chắn hoặc bề mặt phẳng để phơi khô tự nhiên.

5. Bảo dưỡng bề mặt da

Giày da (hoặc các chất liệu giả da) cũng cần được bảo dưỡng bề mặt thường xuyên để tránh các vết nứt xuất hiện. Khi giày đã khô hoàn toàn, hãy sử dụng sáp, kem, dung dịch bảo dưỡng dành riêng cho đồ da thoa nhẹ nhàng để làm cho bề mặt giày trở nên mềm mại. Lưu ý đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi thực hiện.

Sử dụng sáp, kem, dung dịch bảo dưỡng dành riêng cho đồ da thoa nhẹ nhàng để làm cho bề mặt giày được mềm mại.

6. Bảo quản giày da

Chìa khóa để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trên đồ da chính là kiểm soát nhiệt độ, luồng không khí và độ ẩm. Nơi lưu trữ đồ da phải sạch sẽ nhất có thể, khi giày ướt mưa hay dính bùn đất cần được xử lý ngay khi về nhà. Kiểm tra giày da thường xuyên, kể cả khi lâu ngày không sử dụng để làm sạch kịp thời.

Kiểm tra giày da thường xuyên, kể cả khi lâu ngày không sử dụng để làm sạch kịp thời.

Bài liên quan

News feed