Thương hiệu La Pham sử dụng trang phục thổ cẩm tranh giải "Thời trang bền vững" ở Thuỵ Sỹ

NTK La Phạm tham dự cuộc thi nhằm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tại các làng nghề dệt thủ công Việt Nam thông qua việc sử dụng các loại vải dệt thổ cẩm.

Hashtag: Câu chuyện thời trang Nhãn hiệu thời trang Việt Thời trang bền vững

Lâu nay, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm rằng tri thức dân gian trong các ngành nghề thủ công là vô cùng phong phú, có vị trí quan trọng trong việc bảo tồn văn hoá. Sản phẩm thủ công của mỗi dân tộc đều thể hiện những giá trị văn hoá riêng với các thủ pháp và kỹ thuật tinh xảo, được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự hội nhập văn hoá và thời trang nhanh lên ngôi, những ngành nghề thời trang thủ công của Việt Nam dần bị mai một. Vì vậy, quá trình phục hồi, gìn giữ phát triển các nghề dệt may thủ công là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đồng thời kịp thời ngăn chặn thực trạng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đang ngày bị mai một, biến dạng, xa rời nguyên gốc.

Xem thêm: Không phải những con số, cảm nhận của khách hàng mới là thứ tạo nên “thời trang cao cấp”

Những ngành nghề dệt may truyền thống của Việt Nam vô cùng tinh xảo và có giá trị văn hoá cao.

Hiểu được điều này, NTK La Phạm dã tham dự cuộc thi nhằm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tại các làng nghề dệt thủ công Việt Nam thông qua việc quảng bá và sử dụng các thiết kế ứng dụng từ vải dệt thổ cẩm. Trong hành trình này, La Phạm tự hào là nhà thiết kế Việt Nam duy nhất tham gia vào buổi trình diễn và tranh giải Thời trang bền vững do UN-DRESS tổ chức tại Thuỵ Sỹ diễn ra vào ngày 30 tháng 3 năm 2022 với mục đích lan toả văn hoá Việt Nam ra thế giới cùng với thông điệp về thời trang bền vững.

Nhằm tôn vinh văn hoá truyền thống của người Việt, NTK La Pham sẽ tham gia chương trình biểu diễn thời trang và lễ trao giải sẽ diễn ra tại St. Gallen, Thuỵ Sỹ.

NTK La Pham tên thật là Phạm Ngọc Anh. Từ nhỏ, chị đã yêu mến hội hoạ, nhưng vì truyền thống học hành của gia đình nên đã trở thành một Tiến sỹ Khoa học. Tuy nhiên, sau này nhân duyên đưa đẩy khiến NTK La Phạm bén duyên với việc sáng tạo các sản phẩm may mặc. Ban đầu, chị chỉ định thiết kế trang phục cho bản thân. Nhưng bất ngờ là trang phục chị mặc rất được bạn bè và những người xung quanh yêu mến. Vì thế mà sau này, niềm vui khi được may đồ cho bạn bè và khách lạ đã thôi thúc Ngọc Anh thành lập thương hiệu La Pham

Nhà thiết kế La Pham là đại diện Việt Nam duy nhất tham gia chương trình với mục đích hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tại các làng nghề dệt thủ công Việt Nam.

Sau khi ra đời, La Pham luôn tôn vinh những nghệ thuật văn hoá truyền thống của Việt Nam. Chị cũng luôn có sự chau chuốt, tỉ mỉ khi chọn những chất liệu thuần Việt như thổ cẩm, các loại vải dệt thân thiện với môi trường. Không những thế, chị còn mang đến cơ hội việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số, tạo cơ hội để họ cũng có thể tham gia đóng góp vào công việc thiết kế trang phục, đặc biệt là áo dài.

NTK La Pham có niềm đam mê đặc biệt với áo dài và các chất liệu, hoạ tiết truyền thống.

Bài liên quan

News feed