Nhìn lại chặng đường phát triển của thương hiệu Givenchy

Givenchy là một cái tên vô cùng quen thuộc trong giới thời trang bởi thành tựu mà cha đẻ thương hiệu này đem lại có sức ảnh hưởng lớn tới tận ngày nay

Hashtag: Fashion brands - Thương hiệu thời trang Lịch sử thời trang Câu chuyện thời trang

1. Givenchy là gì? Givenchy là thương hiệu của nước nào?

Givenchy là thương hiệu thời trang và mỹ phẩm cao cấp tới từ nước Pháp. Mặc dù xuất phát điểm muộn hơn so với nhiều thương hiệu khác, song những đóng góp mà Givenchy mang lại cho ngành thời trang thế giới là vô cùng to lớn và sâu sắc. 

Givenchy là thương hiệu thời trang xa xỉ tới từ nước Pháp

2. Người sáng lập thương hiệu Givenchy là ai?

Givenchy được thành lập bởi NTK Hubert de Givenchy (1927 - 2018). Ông sinh ra và lớn lên tại Pháp, là con trai út trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc xuất thân từ vùng Venice, Italia. Bố mất khi mới chỉ lên 3 tuổi, Hubert de Givenchy đã được nuôi dưỡng bởi mẹ và bà ngoại của mình. 

Hình ảnh khi còn trẻ của NTK Hubert de Givenchy

Bà ngoại của Givenchy là Marguerite Dieterle Badin – một nghệ sĩ, giám đốc điều hành nhà máy Gobelins nổi tiếng và cũng đồng thời là người sở hữu các nhà máy sản xuất vải ở vùng Beauvais, Pháp. Trước đó, bà cũng là người thiết kế trang phục cho công nhân nhà máy ở Beauvais và 13 bộ trang phục cho Cung điện Elysée. Dưới sự ảnh hưởng từ bà ngoại và môi trường sống xung quanh, Hubert de Givenchy đã sớm có một tâm hồn nghệ thuật và niềm đam mê mãnh liệt dành cho thời trang. 

Vào năm ông 10 tuổi, Hubert de Givenchy có cơ hội đi cùng gia đình tới World’s Fair ở Paris, sự kiện có sự góp mặt của Chanel, Elsa Schiaparelli và nhiều nhà thiết kế lớn khác. Tại đó, Hubert dường như đã xác định được rằng tương lai của mình sẽ gắn bó với thời trang. 

Vài năm sau, Hubert de Givenchy theo học tại trường École des Beaux-Arts - trường học mỹ thuật nổi tiếng nhất của Pháp, là nơi đào tạo nên những hoạ sĩ hàng đầu như Géricault, Degas, Delacroix, Fragonard, Monet, Moreau…

Givenchy dành tình yêu cho thời trang từ khi còn rất trẻ

Ở tuổi 18, Hubert de Givenchy học nghề tại Jacques Fath - một trong ba thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn tại nước Pháp sau Chiến tranh Thế giới II. Đây cũng là nơi thiết kế đầu tiên của ông ra đời. Những năm tiếp theo đó, ông có cơ hội làm việc cùng với các NTK nổi tiếng như Robert Piguet, Lucien Lelong, Pierre Balmain và cả Christian Dior. Từ năm 1947 tới năm 1951, Hubert de Givenchy trở thành phụ tá Elsa Schiaparelli, đóng góp những thiết kế mang tính sáng tạo nổi loạn và siêu thực.

3. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Givenchy

3.1. Cửa hàng Givenchy đầu tiên ra đời

Vào năm 1952, Hubert de Givenchy đã mở cửa hàng đầu tiên của mình tại khu Plaine Monceau, thủ đô Paris. Lúc bấy giờ, ông được xem là NTK trẻ nhất trong lịch sử thời trang nước Pháp có thương hiệu của riêng mình. 

Ít lâu sau đó, BST đầu tiên của Givenchy được ra mắt với tên gọi Bettina Graziani - lấy cảm hứng và đặt tên theo nghệ danh của một người mẫu nổi tiếng lúc bấy giờ. Vì nguồn tài chính hạn hẹp nên Givenchy đã sử dụng toàn bộ vải siêu rẻ cho các thiết kế của mình, giá thành thấp hơn 3 lần so với đối thủ nhưng chất lượng và tính thẩm mỹ lại không hề thua kém. Chính điều này đã kích thích trí tò mò của giới thời trang, đồng thời giúp tên tuổi của Givenchy ngày một lan rộng bởi ông đã đạt được thành tích lớn khi còn đang rất trẻ.

BST đầu tiên của Givenchy lấy cảm hứng từ người mẫu Bettina Graziani
Áo sơ mi Bettina từng được các tín đồ thời trang săn đón một thời

3.2. Bước ngoặt sau cuộc gặp gỡ với Balenciaga

Sau khi đạt được thành công ấn tượng với BST đầu tiên, Hubert de Givenchy đã tới New York và gặp được thần tượng bấy lâu nay của mình là Cristóbal Balenciaga. NTK Balenciaga sau đó đã trở thành một người bạn, người thầy có ảnh hưởng sâu sắc tới phong cách thiết kế của Givenchy mãi về sau này. 

Thay vì sử dụng những phom dáng cơ bản, Givenchy lại ưa thích thay đổi kết cấu của chúng, đem tới vẻ đẹp sành điệu, hiện đại và vô cùng tinh tế. Trong một lần phỏng vấn với tờ báo Women’s Wear Daily, Givenchy từng nói rằng Balenciaga giống như là tôn giáo của ông, là người ông luôn ngưỡng mộ và dành niềm kính trọng nhiều nhất.

Áo khoác balloon coat

Vào thập niên 1950s, các thiết kế của Givenchy đã tạo ra một bước đột phá trong phong cách thời trang của phụ nữ Âu Mỹ nói chung. Những trang phục mang tính biểu tượng như váy babydoll, áo khoác ballon giấu đường cong, áo tay phồng, quần lửng ống loe lần lượt thay thế các loại áo ôm eo lúc bấy giờ. Các tín đồ thời trang và hàng loạt nữ minh tinh trên khắp thế giới không ngừng ca tụng tài năng của Givenchy. 

Thiết kế váy babydoll của Givenchy từng tạo ra cơn sốt trong giới thời trang cuối thập niên 1950s

3.3. Dấu ấn cùng nàng thơ Audrey Hepburn

Hubert de Givenchy đã có cơ duyên hợp tác cùng nữ diễn viên đình đám Audrey Hepburn. Trong bộ phim “Love in Paris”, Audrey Hepburn đã gây sốt đông đảo công chúng khi diện chiếc đầm trắng tinh tế và thanh lịch của nhà mốt nước Pháp. Chính hình ảnh của nữ minh tinh đã tạo nên định nghĩa về một “nàng thơ” đại diện cho phong cách của Givenchy.

Audrey Hepburn là nàng thơ của thương hiệu Givenchy

Trong suốt quãng thời gian quen biết nhau, đã có không ít lần Givenchy và Audrey Hepburn tạo nên những làn sóng thời trang kinh điển. Đặc biệt phải nhắc tới chiếc đầm đen little black dress mà nữ diễn viên đã mặc trong bộ phim Breakfast at Tiffany’s vào năm 1961. Mặc dù khái niệm “little black dress” (LBD) vốn là được Coco Chanel lăng xê vào những năm 1920s, song Audrey Hepburn chỉ nghĩ tới Hubert de Givenchy khi nói về LBD. 

Chiếc đầm đen little black dress kinh điển của lịch sử thời trang

Các thiết kế của Givenchy được Audrey Hepburn yêu thích tới nỗi cô mặc chúng trong phần lớn các bộ phim của mình, như Funny Face, Love in the Afternoon, Paris When it Sizzles, Charade, Love Among Thieves,… 

Chiếc váy Sabrina đình đám

Bên cạnh Audrey Hepburn, những khách hàng quen thuộc của Givenchy cũng là các tên tuổi lớn trong giới thượng lưu và quý tộc, như cựu Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy và Công nương Grace Kelly.

Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy trong chiếc đầm satin trắng của Givenchy

3.4. Givenchy sau khi được LVMH mua lại

Năm 1988, Givenchy được tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH mua lại. Vị trí Giám đốc sáng tạo và NTK chính của thương hiệu vẫn do Hubert de Givenchy nắm giữ. Năm 1995, Hubert de Givenchy nghỉ hưu sau 43 năm lãnh đạo. Những người thay thế ông sau đó là John Galliano và Alexander McQueen, nhưng họ dường như đã thất bại trong việc giữ được nét đặc trưng vốn có của các thiết kế Givenchy.

Givenchy chỉ thực sự lấy lại ánh hào quang vốn có của mình sau khi NTK Riccardo Tisci được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc sáng tạo cho thương hiệu. Các thiết kế của Riccardo Tisci có phần nổi loạn nhưng vẫn đậm chất thẩm mỹ và sự năng động. 

Riccardo Tisci đã làm sống dậy linh hồn của Givenchy

Năm 2017, Riccardo Tisci rời Givenchy sau 12 năm gắn bó. Người thay thế vị trí của ông là NTK người Anh Clare Waight Keller - người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm vị trí chèo lái Givenchy. Tuy nhiên dưới thời của Clare Waight Keller, doanh số của Givenchy không mấy khả quan. Năm 2020, cô rời Givenchy chỉ sau 3 năm, người kế nhiệm là NTK Matthew Williams. 

Giám đốc sáng tạo hiện tại của Givenchy là Matthew Williams

4. Logo của thương hiệu Givenchy

Logo của Givenchy khá độc đáo, bao gồm 4 chữ G được xếp theo các chiều hướng khác nhau, tạo thành một hình vuông lớn. Chữ G là viết tắt của Givenchy - tên của cha đẻ thương hiệu. Ngoài ra, logo của Givenchy còn gợi nhắc tới hình ảnh trang sức của người Celtic với một thiết kế phức tạp.

Logo của Givenchy được kết hợp từ 4 chữ G

5. Đại sứ thương hiệu Givenchy

Bởi Givenchy một thương hiệu thời trang lớn, những đại sứ của nhà mốt này cũng là những người có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới công chúng, cũng như là trong giới mộ điệu và giới giải trí. Một số đại sứ thương hiệu của Givenchy bao gồm girlgroup aespa, Phạm Thừa Thừa, Âu Dương Na Na, Ariana Grande,...

>>> Xem thêm: Givenchy không sai, người sai là AESPA?

Nhóm nhạc aespa trong vai trò đại sứ thương hiệu Givenchy

6. Các dòng sản phẩm của thương hiệu Givenchy

Thương hiệu Givenchy kinh doanh các mặt hàng đa dạng, bao gồm thời trang dành cho nam nữ và trẻ em, phụ kiện thời trang, túi xách, giày dép, nước hoa, sản phẩm makeup, và sản phẩm skincare. 

7. Các cửa hàng Givenchy tại Việt Nam

Hiện tại, Givenchy chưa có cửa hàng chính hãng chuyên kinh doanh mảng thời trang tại Việt Nam. 

Bài liên quan

News feed