Thiết kế nhà không gian mở: Những ưu và nhược điểm bạn cần biết

Nếu phân vân trong việc lựa chọn thiết kế nhà không gian mở thì bạn hãy cân nhắc ưu và nhược điểm của giải pháp này để có được quyết định phù hợp.

Hashtag: Sai lầm trong thiết kế nhà Thiết kế nhà ở Thiết kế nhà nhỏ

Trong diện tích đất chật người đông hiện nay, đặc biệt là ở các đô thị lớn thì những căn hộ vừa và nhỏ ngày càng được nhiều gia đình chọn lựa. Nếu như trước đây, các khu vực chức năng trong nhà ở được phân vùng với nhau bởi những bức tường hay vách ngăn kín đáo thì giờ đây, xu hướng thiết kế mở được ứng dụng nhiều hơn nhằm tăng khả năng tiếp cận cho nhà ở/căn hộ diện tích nhỏ. 

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn lựa thiết kế khép kín truyền thống hay thiết kế mở hiện đại thì bạn hãy cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này để có được quyết định phù hợp.

Bạn hãy cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này để có được quyết định phù hợp.

Thiết kế không gian mở là gì?

Không gian mở được hiểu là mọi ranh giới trong ngôi nhà hay căn hộ bị phá vỡ. Bạn sẽ không thấy những bức tường thô cứng, vách ngăn dày dặn để phân tách phòng khách, phòng bếp hay phòng ăn, thậm chí một số thiết kế còn loại bỏ cả vách ngăn phòng ngủ.

Vì không sử dụng vách ngăn nên giải pháp phân vùng các khu vực sẽ được thay thế bằng nội thất, chẳng hạn như tủ bếp, ghế sofa, bàn ăn uống, có khi là sử dụng thảm trải sàn để “khoanh vùng” hoặc lựa chọn vật liệu lát sàn (gỗ, gạch bông, xi măng,...) hay các màu sơn tường ở từng khu vực chức năng để tạo sự nổi bật.

Vì không sử dụng vách ngăn nên giải pháp phân vùng các khu vực sẽ được thay thế bằng nội thất như bàn ghế, tủ kệ,...

Ưu điểm của thiết kế mở:

- Vì không gian thiết kế “mở” nên sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thông thoáng, rộng rãi về mặt thị giác, khiến việc đi lại trong nhà trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đối với những ngôi nhà hay căn hộ có diện tích nhỏ thì đây sẽ là giải pháp tối ưu.

- Không có những bức tường hay vách ngăn ngăn cản nên sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng từ ô cửa sổ lớn ngập tràn không gian sống, tất cả các khu vực sinh hoạt chung đều sẽ nhận được nguồn năng lượng dồi dào và miễn phí này nên luôn ấm áp và thoáng đãng.

Thiết kế mở tạo điều kiện cho ánh sáng từ ô cửa sổ lớn ngập tràn không gian sống.

- Việc giao tiếp giữa các thành viên trong nhà ở nhiều khu vực cũng thuận tiện hơn. Chẳng hạn như bà mẹ hoàn toàn có thể vừa chế biến thức ăn trong bếp vừa trò chuyện với ông bố và những đứa trẻ đang ngồi xem tivi ở phòng khách.

- Về mặt chi phí xây dựng thì rõ ràng thiết kế mở sẽ tiết kiệm cho chủ nhân một khoản chi phí kha khá so với thiết kế khép kín truyền thống. Hơn nữa, không chỉ là về mặt kinh tế, cả về mặt tinh thần của con người cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sống trong không gian mở rộng thoáng, không có cảm giác bí bách, chật chội hay tù túng.

Tinh thần của con người cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sống trong không gian mở rộng thoáng, không có cảm giác bí bách.

Nhược điểm của thiết kế mở:

Bất cứ thiết kế nào cũng sẽ có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định, không gian thiết kế mở cũng không phải là ngoại lệ. Những nhược điểm cơ bản nhất có thể kể đến khi lựa chọn giải pháp này chính là:

- Nếu ưu điểm là toàn bộ không gian sống được đón nắng và gió tự nhiên thì nhược điểm lại nằm ở chỗ khó có thể điều hòa nhiệt độ. Chẳng hạn vào mùa lạnh, bạn cần đóng kín cửa, che dày dày dặn, bịt kín các khe gió lùa, phòng càng kín đáo càng ấm thì với thiết kế mở sẽ khó khăn hơn. Kể cả khi tiết trời nóng bức cần sử dụng máy điều hòa không khí thì bạn sẽ tốn tiền điện hơn so với việc chỉ dùng máy lạnh cho 1 căn phòng duy nhất.

Độ cách âm của thiết kế mở không cao nên bạn dễ bị xao nhãng bởi những tiếng ồn từ bên ngoài.

- Không gian mở tạo nên sự kết nối dễ dàng giữa các thành viên nhưng khi cần sự riêng tư thì mỗi người lại cảm thấy khá bất tiện. Khi bạn cần sự tập trung để giải quyết công việc, khi bạn cần không gian yên tĩnh, thư giãn nghỉ ngơi hay đọc sách thì cũng rất khó được như ý. Những người có xu hướng hướng nội sẽ không phù hợp với không gian sống được thiết kế mở.

- Độ cách âm của thiết kế mở không cao nên bạn dễ bị xao nhãng bởi những tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt nếu không sử dụng cửa hay thiết bị cách âm thì sẽ rất dễ gây khó chịu.

Khi bạn cần sự tập trung để giải quyết công việc hay không gian thư giãn yên tĩnh thì thiết mở sẽ không gây bất tiện.

Bài liên quan

News feed