Tất cả những gì bạn cần biết về thời trang tái chế
- Bánh bèo bồng bềnh
- Đăng lúc: Thứ tư, 20/01/2021 17:59 (GMT +7)
Thời trang tái chế là một khái niệm quan trọng trong việc phát triển một ngành thời trang bền vững.
Thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai chỉ đứng sau dầu mỏ. Mỗi năm 150 triệu tấn trang phục bị vứt bỏ ra môi trường. 85% trong số chúng bị đốt bỏ hoặc vùi lấp. Điều này tạo ra một lượng lớn khí Co2. Những hạt vi nhựa trong áo quần sau khi bị phân hủy sẽ ngấm vào nguồn nước và quay ngược lại đầu độc chính con người.
Đây thực sự là một sự phí phạm về tài nguyên, hủy hoại Trái Đất trong khi 95% số trang phục được bỏ đi hoàn toàn có thể tái chế (theo báo cáo 2019 của H&M).
Có 3 dạng tái chế trong thời trang: secondhand, upcycle và recycle.
Second-hand
Những trang phục còn đủ tốt, không hư hỏng quá nhiều có thể được bán lại ở thị trường secondhand (đồ si đa). Ưu điểm của những món đồ này là chúng thường phải là những món đồ độc đáo, mang dấu ấn hoài cổ.
Giá thành của chúng cũng rẻ hơn khá nhiều so với đồ mới. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức mua đồ si, đặc biệt là đồ hiệu cũ là bạn có thể bị lừa nếu không có kiến thức lựa đồ.
Upcycle
Upcycle là hình thức tái chế khi trang phục hoặc một phần của trang phục được sử dụng để biến thành những món đồ mới. Váy liền thành áo, quần jeans dài thành short hay thậm chí áo thành... giẻ lau nhà (hình thức quá phổ biến tại Việt Nam).
Recycle
Nếu một sản phẩm không thể tái chế upcycle nhưng một phần của chúng vần còn có thể dùng được thì chúng sẽ được recycle.
Những chất liệu như cotton, polyester-cotton mix, len, linen, viscose là những chất liệu thường được recycle. Chúng sẽ được cắt nhỏ, đánh tơi thành bông. Sau đó nhồi vào áo phao. gấu bông hoặc tạo nên những loại vải tái chế.
Ưu điểm nhược điểm của những loại vải recycle
Cotton tái chế
Cotton tái chế không có sự chắc chắn như loại cotton nguyên bản nên không phù hợp làm những món đồ cứng cáp. Tuy nhiên chúng khá mềm, cực kỳ phù hợp để mặc áo thun, sweatshirt êm ái.
Polyester tái chế
Chúng có chất lượng không thua gì polyester mới từ độ bền đến độ chống nước. Dù vậy polyester không thể được tái chế vĩnh viễn nên việc giảm thiểu nhựa vẫn là một vấn đề to lớn cần tìm giải pháp
Len tái chế
Len tái chế sẽ không thể mềm bằng len cừu non dù khả năng giữ ấm và chống nước hầu như vẫn được giữ nguyên.