Nọng cằm không tự sinh ra, cũng không tự mất đi, một trong vô vàn lý do là vì bạn đã ăn quá mặn

Ngoài những yếu tố như cân nặng, tuổi tác, nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại trong cuộc sống lại là nguyên nhân khiến nọng cằm xuất hiện.

Hashtag: Chăm sóc da

Khi da chảy xệ hoặc tăng cân khiến mỡ tích tụ giữa cổ và cằm, tình trạng nọng cằm sẽ xuất hiện. Điều này là một trong số những dấu hiệu của sự lão hóa. Trên thực tế, nọng cằm cũng có thể xuất hiện khi bạn còn rất trẻ, ngay cả khi bạn không hề thừa cân.

Bởi lẽ, ngoài những yếu tố như cân nặng, tuổi tác, nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại trong cuộc sống lại là nguyên nhân khiến nọng cằm xuất hiện. Do đó, trước khi nhờ đến sự can thiệp của thẩm mỹ bạn hãy thử loại bỏ 5 thói quen sau đây

Xem thêm:Hóa ra, bí quyết để 2 phu nhân hào môn Tăng Thanh Hà, Miranda Kerr đẹp bất chấp đến từ thực phẩm này

Chống cằm gây nọng cằm

Thói quen đưa tay chống cằm gây ra nhiều tác hại hơn bạn tưởng, vừa gây nọng cằm, vừa khiến da bùng phát mụn. Việc thường xuyên chống tay lên cằm sẽ tạo nhiều áp lực lên cùng cơ này, khiến vùng da ở đây bị chảy xệ, mất tính đàn hồi. Vì vậy, cho dù là lúc trò chuyện, ăn uống, xem TV hay đọc sách, hãy cố gắng hạn chế thói quen chống cằm bằng tay nếu bạn không muốn nọng cằm xuất hiện.

Ngồi gù lưng gây nọng cằm

Ngồi sai tư thế không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng mà còn khiến bạn kém sắc vì cằm đôi. Việc nồi cong lưng do thói quen xem điện thoại, laptop sẽ khiến vùng da quanh cổ và mặt bị trùng nhão, lâu dần tạo thành nọng. Để hạn chế điều này, hãy cố gắng ngồi thật thẳng lưng, hoặc đặt màn hình máy tính cao hơn một chút để không phải cúi đầu quá thấp khi làm việc.

Ăn quá mặn là nguyên nhân gây ra nọng cằm

Thật bất ngờ, việc ăn mặn không chỉ gây hại sức khỏe mà còn khiến cơ thể ngậm nước, mặt sưng phù nên hai cằm càng "phì nhiêu". Để sở hữu một gương mặt thon gọn, bạn không nên ăn quá mặn hay tiêu thụ các đồ ăn chứa nhiều gia vị như fast-food và đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy duy trì một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ như trái cây, rau củ và đừng quên uống đủ nước mỗi ngày.

Nằm sấp khi ngủ cũng là một nguyên nhân gây nọng cằm

Nằm sấp khi ngủ sẽ gây thêm căng thẳng cho tim, gây khó thở và khiến khuôn mặt trở nên mất cân xứng. Việc kê cao gối khi ngủ sẽ khiến đầu áp sát vào cổ, gây ra nếp nhăn, da chùng và tình trạng cằm đôi. Để hạn chế tình trạng này, thay vì nằm nghiêng, hãy tập nằm ngửa và kê gối đầu thật thấp. Ngủ đúng tư thế cũng có thể giúp bạn tránh bị sưng mặt do giữ nước mỗi khi thức dậy.

Nhai thức ăn quá nhanh cũng sinh ra nọng cằm

Thông thường chúng ta nghĩ rằng nọng cằm là mỡ thừa, nếu tích cực vận động cơ cằm thông qua việc ăn nhai nhanh và nhiều có thể loại bỏ được nhược điểm này.Tuy nhiên, chính việc nhai thức ăn quá nhanh mới là nguyên nhân thực sự khiến cơ hàm phát triển và vùng da xung quanh cằm chảy xệ.

Bài liên quan

News feed