Thế giới mà không có thời trang sẽ ra sao?

Sẽ ra sau nếu một ngày thế giới không còn sự xuất hiện của ngành công nghiệp thời trang nữa?

Hashtag: Thời trang bền vững Thời trang tái chế

7.9 tỷ mét khối nước – tương đương với lượng nước chảy từ Niagara, 1.5 tỷ tấn CO2 – ngang bằng với lượng khí thải từ ngành giao thông tại nước Mỹ, đó là những con số đáng báo động về lượng tài nguyên mà ngành công nghiệp thời trang đã tiêu tốn.

Thời trang có tác động xấu đến môi trường nganh bằng với những ngành công nghiệp nặng

Thời trang là một niềm vui, chúng ta mua vì chúng ta thích thế (hay truyền thông bảo vậy), nhưng đó có phải là những gì mà chúng ta thật sự cần? Cuộc sống sẽ khác như thế nào nếu một ngày chúng ta từ bỏ hoàn toàn chuyện mua sắm quần áo mới? Chúng ta cho rằng không mua quần áo nữa thì trái đất sẽ sạch hơn, con người sẽ bình đẳng hơn nhưng liệu điều đó có thực sự là tất cả không?

Hành tinh xanh hơn một chút

Nếu không mua quần áo nữa, Trái Đất sẽ trút bỏ được một gánh nặng to lớn, đó là điều không ai có thể phủ nhận. Chúng ta sẽ tiết kiệm được đất đai (dùng dể trồng cây bông), giảm CO2 (từ việc tiêu hao năng lượng), hạn chế ô nhiễm (sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất).

Thế giới không thời trang sẽ như thế nào? - Ảnh 1

Ít quần áo hơn tức là giặt ít hơn, điều này sẽ giúp giảm lượng vi sợi trong quá trình giặt vào nguồn nước và gây hại đến các sinh vật biển.

Tổn thất kinh tế nặng nề

Hành năm ở châu Âu, người ta chất thêm 6.4 tấn quần áo mới vào tủ đồ còn người Mỹ thì mua đồ mới hàng ngày. Theo thống kê của McK thì giá trị của ngành công nghiệp thời trang là 2.5 nghìn tỉ đô la vào năm 2020.

Chúng ta chi hàng nghìn dollar mỗi năm cho những bộ trang phục có lẽ sẽ không bao giờ được diện]

Ngành thời trang không chỉ cung cấp việc làm riêng cho ngành may mặc mà còn tạo ra hàng tỉ công việc khác cho dầu khí, chăn nuôi, thực phẩm, giao thông vận tải, công nghệ, truyền thông Marketing,…

Nếu ngành công nghiệp đứng thứ hai thế giới này biến mất thì đồng nghĩa với 57 triệu người thất nghiệp, trong đó 80% là lao động nữ.

Khủng hoảng bản sắc cá nhân

Thuở sơ khai, quần áo được sinh ra để giữ ấm và che đậy cơ thể nhưng sau này, khi cuộc sống phát triển thì thời trang còn mang ý nghĩa khác, đó là tấm gương phản chiếu cái tôi cá nhân.

Tính cách, sở thích, quan hệ cá nhân, gu âm nhạc, công việc, tầng lớp xã hội... sẽ được nói lên rất nhiều thông qua các người đó ăn mặc.

Nếu không có thời trang, chúng ta sẽ bộc lộ cái tôi bản thân như thế nào?

Nếu không có thời trang thì chẳng phải là tất cả chúng ta đều sẽ quá giống nhau hay sao? Ai cũng sẽ như ai, một thế giới một màu và nhạt nhoà không điểm nhấn.

Phân biệt giai cấp

Ồ, bạn nghĩ rằng, mọi người giống nhau thì sự phân biệt giai cấp xã hội sẽ không còn ư? Hãy nhìn vào môi trường học đường, nơi bắt buộc diện đồng phục 5 ngày/tuần. Vẫn có những đứa trẻ mà khi nhìn vào chúng ta biết ngay là chúng khác biệt bởi những đồ dùng học tập chúng mang hàng ngày hay cách chúng đối đãi với những người khác.

Một thế giới thiếu thời trang là một thế giới mất bản sắc

Vậy nên, dù thế giới có mất đi thời trang thì bằng cách này hay cách khác, sự phân biệt giai cấp vẫn sẽ diễn ra giống như một ngọn lửa âm ỉ không bao giờ tắt.

Thế giới vắng thời trang có thể tốt hơn cho Trái Đất một chút nhưng cũng sẽ thật buồn tẻ, ai cũng sẽ như ai và chúng ta sẽ không khác gì với những cỗ máy giống nhau hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày. Vì vậy, điều chúng ta cần làm không phải loại bỏ thời trang ra khỏi phong cách sống, mà là tận dụng triệt để, tối đa công dụng của những sản phẩm thời trang; mua sắm có lý trí; ưu tiên thời trang bền vững và luôn biết thế nào là đủ.

 

Bài liên quan

News feed