Vấn nạn đạo nhái váy áo ở showbiz Việt: Phải chăng chúng ta đang quá dễ dãi?
- Lu Ân
- Đăng lúc: Thứ năm, 17/02/2022 16:05 (GMT +7)
Các mỹ nhân Việt Nam tự tin diện váy đạo nhái từ các nhà thiết kế trong nước, có người còn phản pháo mình không "copy" dù bằng chứng rõ ràng.
Đạo nhái ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang không còn là điều xa lạ. Chúng ta đã từng chứng kiến hàng loạt những thiết kế “song sinh khác cha mẹ” với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, được nhiều tên tuổi đình đám trong showbiz tự tin khoác lên người với đầy niềm tự hào.
Gần đây nhất, sự kiện một nữ đại gia công khai đề nghị NTK Việt may cho mình bộ váy giống thiết kế haute couture độc bản của nhà mốt Givenchy với số tiền suýt soát 1 tỷ đồng gây nhiều tranh cãi. Phải chăng giới mộ điệu Việt đang quá dễ dãi đối với 2 từ “bản quyền”, trong khi giới thiếu kế đang đánh mất sự sáng tạo, luôn tâm thế “há miệng chờ sung”?
Nói sâu hơn, trong câu chuyện nữ đại gia Đoàn Di Băng diện thiết kế giống đến 80% so với mẫu váy Givenchy thiết kế độc quyền cho xảy ra 2 luồng ý kiến. Một bên cho rằng nữ đại gia và NTK của mình đang đạo nhái một cách trắng trợn, số còn lại bênh vực rằng Đoàn Di Băng có tiền thì có quyền may bất cứ thứ gì mình thích.
Câu chuyện càng đẩy đến cao trào khi mới đây, NTK Đăng Thư - chủ thương hiệu Joli Poly, người thiết kế váy cho nữ đại gia 3 con lên tiếng khẳng định mình không hề đạo nhái. Cô cho rằng mình chỉ đang lấy nguồn cảm hứng từ tượng đài Audrey Hepburn, vốn là hình tượng được Givenchy dựa vào để thiết kế váy cho Kendall Jenner. Bên cạnh đó, NTK Anh Thư cũng chỉ ra chiếc váy của mình hoàn toàn khác với bản gốc từ phom dáng, đính kết đến motif.
Mặc dù đã lên tiếng thanh minh nhưng sự giống nhau giữa hai thiết kế là điều không thể chối cãi. Ngoài chiếc váy của Đoàn Di Băng, trước đó, từng có không ít những thiết kế “cộp mác” Việt Nam từng vướng nghi án đạo nhái:
Chúng ta cần phải hiểu rõ hai định nghĩa “cảm hứng” và “đạo nhái”. Trong khi việc lấy “cảm hứng” là thừa hưởng và phát huy từ những giá trị nền tảng, thổi hồn vào sản phẩm mang đậm dấu ấn và sự sáng tạo cá nhân, thì “đạo nhái” lại là một khái niệm tiêu cực chỉ những người đi “copy” hoàn toàn những điểm nổi trội trên sản phẩm của người khác, hiệu chỉnh và “đánh tráo” khái niệm, biến sản phẩm "copy" thành của mình.
Từ những trường hợp đạo nhái váy áo của showbiz Việt, bạn cho rằng đây chỉ là những sự trùng hợp hay thật sự ăn cắp ý tưởng của người khác một cách trắng trợn?