Vì sao làng thời trang vắng bóng những giám đốc sáng tạo nữ?
- Hải Đường
- Đăng lúc: Thứ sáu, 02/10/2020 09:17 (GMT +7)
Bạn có tin được không, chỉ có khoảng 30 giám đốc sáng tạo nữ tại những nhà mốt hàng đầu thế giới.
Sau khi “quái nhân đầu bạc” Karl Lagerfield qua đời, NTK Virginie Viard đã được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Chanel. Việc này đã làm tăng số lượng các nhà thiết kế nữ giữ vai trò Giám đốc sáng tạo của những thương hiệu top đầu thế giới.
Tuy có tăng lên, nhưng tỉ lệ nữ giới nắm những vai trò cấp cao trong ngành công nghiệp tỉ đô này còn rất thấp. Mỗi mùa Paris Fashion Show, có khoảng 90 show được tổ chức, nhưng chỉ khoảng 30 thương hiệu có Giám đốc sáng tạo là nữ, tỉ lệ này tại Milan thậm chí chỉ có 31%.
Vậy lý do tại sao, ngành công nghiệp được tạo ra cho phụ nữ lại bị cánh đàn ông điều khiển?
Rất nhiều thương hiệu được khởi nguồn bởi những nhà thiết kế nữ nhưng chỉ thật sự thành công khi được tiếp nhận lại bởi các hậu duệ nam giới. Jeanne Lanvin, Madeleine Vionnet, Elsa Schiaparelli, Nina Ricci, Marie-Louise Carven là những nhà mốt đã mất nhiều năm rơi vào vực thẳm trước khi được thật sự vực dậy bởi những giám đốc sáng tạo nam.
Có khá nhiều lý do nhưng chủ yếu là lý do bình đẳng giới. Nữ giới thường ít có cơ hội được xem là người tiên phong trong ngành công nghiệp so với đồng nghiệp nam. Trong một ngành công nghiệp mà sự đổi mới là tối quan trọng thì các thương hiệu sẽ mong muốn tìm được những cơn gió mới để xác định lại định hướng thẩm mỹ của một thương hiệu.
Các nhà thiết kế nữ thường được cho rằng ít khả năng sáng tạo hơn đồng nghiệp nam. Điều này thật sự là sai lầm, rất nhiều những gương mặt nổi bật như Mary Katrantzou, Sarah Burton hoặc cặp chị em Mulleavy (Rodarte), Phoebe Philo (cựu giám đốc sáng tạo nhà Céline) đã và đang cho ra những mẫu thiết kế đầy táo bạo.
Áp lực thứ 2 của phái nữ là gia đình. Các nhà thiết kế như Alber Elbaz hoặc Raf Simons từng than thở rằng, công việc đã chiếm quá nhiều thời gian cá nhân của họ; trong khi đó, đa phần nữ giới ngoài công việc, còn phải gánh thêm trọng trách làm vợ, làm mẹ.
Ngành công nghiệp thời trang vô cùng khắt khe và phụ nữ dường như không có nhiều lựa chọn. Họ ít có sự hỗ trợ trong sự nghiệp, thường phải đấu tranh giữ vai trò trong xã hội và vai trò trong gia đình. Đàn ông, trái lại không chịu những áp lực và có thể tập trung tối đa vào sự nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có những thiểu số, nhà thiết kế Philo là ví dụ hiếm hoi của một người có thể cân bằng giữa gia đình và thời trang. Cô được Céline hỗ trợ và chuyển xưởng sán xuất từ Paris về London và hủy bỏ show Thu-Đông 2012 khi cô mang thai.
May mắn thay, sự kỳ thị giới này đã dần thay đổi, Christian Dior, Givenchy đã bộ nhiệm 2 giám đốc sáng tạo nữ. vì theo tập đoàn LVMH (đơn vị chủ quản của các thương hiệu trên): "Chỉ có phũ nữ mới thực sự hiểu phụ nữ muốn gì và tốt gì."
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng điều này chỉ là giải pháp “cầm hơi” trong thời gian dịch bệnh. Điều này lý giải vì sao Bouchra Jarrar bị sa thải chỉ trong một thời gian ngắn nằm giữ vị trí Giám đốc sáng tạo của nhà Lanvin.
Thời trang là một ngành công nghiệp không ngừng thay đổi, tuy nhiên, mấy ai biết được sự thay đổi vị trí giám đốc sáng tạo là sự đổi mới hay chỉ đơn giản là “vật thí nghiệm” mà thôi.