Áp lực dịch bệnh lên kỳ thi đại học khắc nghiệt của xứ sở kim chi

Thanh Thúy Đăng lúc: Thứ tư, 02/12/2020 22:52 (GMT +7)
Thí sinh Hàn Quốc đang phải đối mặt với những áp lực trầm trọng khi phải ôn thi đại học trong tình cảnh dịch bệnh kéo dài

Ngày mai, 3/12/2020, là ngày mà 490.000 thí sinh cuối cấp ở Hàn Quốc bước vào kỳ thi Đại học khốc liệt bậc nhất quyết định tương lai và cuộc đời của các em. Áp lực để vào được các trường Đại học lớn đối với học sinh Hàn Quốc quả là một gánh nặng khổng lồ, bởi như được phản ánh chân thực trên những bộ phim truyền hình nổi tiếng, Đại học là con đường giúp các em mở mang công danh, sự nghiệp, và thậm chí còn ảnh hưởng đến bộ mặt gia tộc.

Năm 2020 này, do hậu quả nặng nề của dịch bệnh Covid-19 mang lại, chiến trường khốc liệt này gây khó khăn gấp bội phần. Dù vẫn xuất hiện những ca nhiễm mới hàng ngày, thế nhưng sau khi tổ chức kỳ thi công chức và bầu cử khá suôn sẻ, chính phủ Hàn Quốc vẫn quyết định tổ chức kỳ thi Sungneung (tốt nghiệp THPT) như các năm về trước.

Dịch bệnh hoành hành, chính phủ Hàn Quốc vẫn quyết không lùi lại thời gian diễn ra kỳ thi Đại học.
Dịch bệnh hoành hành, chính phủ Hàn Quốc vẫn quyết không lùi lại thời gian diễn ra kỳ thi Đại học.

Đặc biệt hơn, đối với những thí sinh mắc Covid-19, các em vẫn có quyền được dự thi như các thí sinh khác. Chính phủ Hàn đang nỗ lực tìm giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo an toàn cho gần nửa triệu thí sinh dự thi. Bà Yoo Eun- hee- Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc, người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý kỳ thi Suneung phát biểu "Với tư cách là Bộ trưởng Bộ giáo dục, tôi đề nghị mọi người hạn chế các hoạt động xã hội trong vòng một tuần để đảm an toàn cho các thí sinh và người thân của họ."

Trước ngày thi khoảng một tuần, hầu hết các trường phổ thông và trung tâm luyện thi trên toàn quốc gia này đã chuyển sang hình thức học online từ xa theo chỉ thị của Bộ Giáo dục nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro mang lại khi xuất hiện ca lây nhiễm. Hơn một nghìn điểm thi đã được lập ra và trang bị đầy đủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Tới nay đã đến những khâu chuẩn bị cuối cùng trước khi các sĩ tử bước vào phòng thi.

Sĩ tử xứ sở kim chi sẽ phải trải qua một kì thi vừa cam go, vừa khốc liệt với cách tổ chức không giống như các năm về trước.
Sĩ tử xứ sở kim chi sẽ phải trải qua một kì thi vừa cam go, vừa khốc liệt với cách tổ chức không giống như các năm về trước.

Mỗi phòng thi sẽ được bố trí đủ bàn, ghế cho 24 thí sinh, giảm đi 4 người so với các kỳ thi diễn ra trước đó, Bàn thi sẽ được trang bị một tấm ngăn nhựa để ngăn chặn virus lây lan từ việc tiếp xúc gần. Không thể thiếu đi các biện pháp phòng dịch cá nhân như thí sinh cần phải đeo khẩu trang, do thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn trước khi bước vào phòng thi, ngoài ra còn phải mang theo khẩu trang dự phòng trong suốt quá trình làm bài. Một điểm khác so với các kỳ thi trước đó của Hàn Quốc nữa là không còn tổ chức ngày tập trung nhận phòng thi và số báo danh.

Vì kỳ thi Suneung là yếu tố quan trọng tác động tới tương lai và cuộc đời sau này của các sĩ tử, vậy nên Bộ Giáo dục Hàn Quốc vẫn cho phép các bệnh nhân Covid-19 tham dự kỳ thi. Đối với những thí sinh đặc biệt này, các em đã được chuyển tới các bệnh viện hoặc cơ sở giáo dục theo chỉ định trước đó 3 tuần và làm các bài thi như lịch thông thường. Đối với những thí sinh trong diện nghi nhiễm, các em được bố trí chỗ ngồi trong một phòng riêng với tối đa 4 người.

Chịu áp lực lớn do tính chất của kỳ thi quan trọng, sĩ tử và phụ huynh Hàn Quốc nay còn đứng ngồi không yên do chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Chịu áp lực lớn do tính chất của kỳ thi quan trọng, sĩ tử và phụ huynh Hàn Quốc nay còn đứng ngồi không yên do chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Việc ôn thi Đại học vốn đã tốn kém, nay còn tốn kém và khó khăn hơn đối với các thí sinh xuất thân từ gia đình nghèo."Điều này dễ làm xảy ra khoảng cách thành tích khi phần đông các thí sinh có điều kiện tốt hơn sẽ được học các khóa học từ xa được dạy bởi các giáo viên hoặc trung tâm luyện thi, còn đối với các thí sinh không có điều kiện tốt, các em không có cách nào khác ngoài tự học mà không có sự hướng dẫn, giám sát của thầy cô." một giáo viên ở thành phố Seoul chia sẻ về khoảng thời gian một tuần trước khi bước vào kỳ thi.

Thực tế, khó khăn chồng chất đã bủa vây các học sinh nghèo ở Hàn Quốc từ khi dịch bệnh vừa bùng phát. Các em không những không đủ điều kiện vật chất để đảm bảo sức khỏe, mà còn không có kinh phí để chi trả tiền mạng cho các buổi học trực tuyến từ xa. Ở một kỳ thi mang tính quyết định như Suneung, chỉ với khoảng cách nhỏ thôi cũng đủ khiến cho các học sinh nhà giàu vượt xa được các em.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc dù đã nhận ra được những bất cập này, và đã có những biện pháp cụ thể như tạo điều kiện bố trí các em vào các lớp phụ đạo trực tuyến, vậy nhưng vẫn không thể đạt được hiệu quả tối đa. Kết quả khảo sát công bố từ phía chính phủ Hàn Quốc vào tháng 9 năm nay, có 80% trong số hơn 51 nghìn giáo viên đã nhận định, khoảng cách điểm số giữa học sinh giỏi nhất và yếu nhất đang có chiều hướng tăng.

Với thí sinh Hàn Quốc, kỳ thi đặc biệt này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường công danh, sự nghiệp sau này của các em.
Với thí sinh Hàn Quốc, kỳ thi đặc biệt này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường công danh, sự nghiệp sau này của các em.

Tại các Hagwon - trung tâm, lò luyện thi tư nhân - vốn là nơi luôn chật cứng bởi sự có mặt của các sĩ tử nay cũng đã phải đóng cửa từ hồi đầu năm. Nếu vẫn để tình trạng các học sinh chen chúc, ngồi kề sát nhau ôn thi thì nguy cơ lây nhiễm sẽ càng gia tăng.

Theo số liệu thống kê, 1/4 học sinh Hàn Quốc học tập tại các trung tâm luyện thi hoặc mời gia sư riêng. Đáng nói hơn, các gia đình từ trung lưu đến thượng lưu thường bỏ ra số tiền gấp 5 lần so với các gia đình có thu nhập thấp để chi cho việc học tập của con cái. Trung bình, một gia đình trung lưu có thể chu cấp 2 triệu won/ tháng (tương đương 1.750 USD) để con cái có cơ hội học tập tốt, chưa kể chi phí phát sinh. Tuy đắt đỏ, nhưng đây được coi là cách đầu tư tốt, giúp con của họ tăng thêm tỉ lệ được bước chân vào cánh cửa đại học. Đối với người nghèo, những con số nói trên dường như không tưởng. Mặc dù vậy, dịch bệnh cũng ít nhiều làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt và học tập của các em, bất kể xuất thân từ gia đình nào.

Các trường học buộc phải thôi mở cửa do dịch bênh hoành hành, cộng thêm với việc luân phiên học trực tiếp trên lớp và học online khiến quá trình ôn thi của các thí sinh bị gián đoạn. Nhiều em chia sẻ rằng, bản thân không thể tập trung và cố gắng hết sức được khi chỉ ngồi ì trước máy tính theo dõi bài giảng.

Copy URL

Bình luận

Chủ đề mới trên 2Đẹp