Bạn có biết: VAR ra đời chính từ những cuộc đại chiến giữa hai đội tuyển Anh và Đức

Bảo Nam Đăng lúc: Thứ ba, 29/06/2021 17:39 (GMT +7)
Chính những bàn thắng gây tranh cãi quá lớn trong những trận đấu giữa 2 đội Anh và Đức mà FIFA đưa công nghệ video vào trợ giúp các trọng tài.
Hashtag #EURO 2020 #NEWS

Anh và Đức là 2 kỳ phùng địch thủ trong thế giới bóng đá. ĐT Đức (trước đây là Tây Đức) là một thế lực lớn của bóng đá thế giới với 4 lần vô địch World Cup, 3 lần vô địch EURO. ĐT Anh tuy kém hơn nhưng chưa bao giờ ngán và luôn chiến đấu hết sức mình trước người Đức. 

Cho đến giờ, bàn thắng của tiền đạo huyền thoại người Anh Geoff Hurst trận chung kết World Cup 1966 giữa Anh và Đức (khi đó là ĐT Tây Đức) vào ngày 30-7-1966 vẫn được gọi là "bàn thắng ma". Geoff Hurst  đã sút bóng đập trúng xà ngang, bóng đập xuống đất và nảy ra. Trọng tài cho công nhận bàn thắng đó, ĐT Anh dành chiến thắng.

Do lực sút quá mạnh, tranh cãi nổ ra ầm ĩ rằng bóng đá qua vạch vôi hay chưa. Vào thời này thì đơn giản, nhưng thời ấy, trọng tài chẳng có 1 sự trợ giúp công nghệ nào mà chỉ có thể tham khảo ý kiến trong tài biên. Với công nghệ bây giờ thì trọng tài chỉ cần "alo" là xong, nhưng thời đó thì tất cả phụ thuộc ở yếu tố con người. Sau đó, qua hình ảnh quay lại được, bóng chưa qua vạch vôi. Chức vô địch World Cup năm 1966 là chức vô địch thế giới duy nhất của ĐT Anh cho đến tận bây giờ, còn Geoff Hurst được phong hiệp sĩ.

Bàn thắng của Geoff Hurst được gọi là 'bàn thắng ma' vì thời đó chưa có công nghệ.
Bàn thắng của Geoff Hurst được gọi là "bàn thắng ma" vì thời đó chưa có công nghệ.

Bóng đá vẫn tiếp tục là một môn thể thao gây tranh cãi bậc nhất, đặc biệt là những tình huống bóng đã qua vạch vôi hay chưa. 

World Cup 2010 tại Nam Phi, lại một cuộc đối đầu giữa Anh và Đức. Cú sút của Frank Lampard đưa bóng dội xà và đi vào bên trong vạch vôi, nhưng lần này thì người Anh đen đủi hơn, trọng tài đã không công nhận bàn thắng. Lúc đó tỉ số là Đức dẫn 2-1, nếu bàn thắng được công nhận thì đã có tỉ số hòa. Người Anh thua chung cuộc cay đắng với tỉ số 4-1.

Cú sút đã vào lưới Neuer đến cả mét, nhưng không được công nhận. FIFA sau đó quyết định đưa công nghệ Goal - line vào sử dụng.
Cú sút đã vào lưới Neuer đến cả mét, nhưng không được công nhận. FIFA sau đó quyết định đưa công nghệ Goal - line vào sử dụng.

Cứ tranh cãi mãi, Liên đoàn bóng đá thế giới quyết định sử dụng một công nghê mang tên là công nghệ Goal - line, sau đó là VAR.

Công nghệ goal-line (goal-line technology ) là việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ để xác định xem liệu một bàn thắng đã được ghi hay chưa. Công nghệ này xác định bóng hoàn toàn vượt qua vạch vôi, bằng sự trợ giúp của các thiết bị điện tử, đồng thời trợ giúp trọng tài trong việc công nhận bàn thắng. Công nghệ goal-line không quyết định thay các trọng tài, mà chỉ trợ giúp họ trong việc ra quyết định. Goal - line bắt đầu được sử dụng từ World Cup 2014.

VAR ra đời chính từ những cuộc đại chiến giữa hai đội tuyển Anh và Đức
VAR ra đời chính từ những cuộc đại chiến giữa hai đội tuyển Anh và Đức
Trọng tài: các anh chờ chút, tôi xem video
Trọng tài: các anh chờ chút, tôi xem video

VAR là tên viết tắt của công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (Video Assistant Referee). Công nghệ này được sử dụng nhằm giúp các trọng tài bóng đá có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất. Các trọng tài vẫn sử dụng VAR khi xảy ra các tình huống xác định việt vị hay không, phạm lỗi hay chưa, có 11m hay không, bàn thắng có hợp lệ không. VAR bắt đầu được sử dụng từ World Cup 2018 và hiện đang được sử dụng tại EURO 2020.

Chính vì những sự tranh cãi nổ ra từ đại chiến Anh - Đức, mà bóng đá thế giới phải xài đến công nghệ. Ngày hôm nay, Anh và Đức lại tái đấu, và 2 kỳ phùng địch thủ này khi đã đá thì chắc chắn sẽ lắm thứ để...cãi nhau.

Lịch thi đấu EURO ngày 29/6: Cuộc đối đầu đầy duyên nợ giữa Đức và Anh Kết quả EURO: Tây Ban Nha 5-3 Croatia (hiệp phụ), kịch tính và kinh điển Ý nghĩa những chiếc áo đấu của các đội bóng tham gia Euro 2020
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp