Dọn dẹp, cọ bồn cầu chưa bao giờ là một công việc hấp dẫn nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện nó ít nhất mỗi tuần một lần. Tuy phải làm thường xuyên như thế nhưng rất có thể bạn vẫn làm sai hoặc làm thiếu. Vệ sinh bồn cầu đúng kỹ thuật không chỉ mang lại hiệu quả vượt trội, vẻ sáng bóng bên ngoài, sạch sẽ bên trong, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus mà còn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.
Vậy hãy cùng làm sạch bồn cầu đúng cách nhé!
Dọn dẹp nhiều nhưng không biết cách vệ sinh bồn cầu chuẩn thì rất phí công
Những gì bạn cần chuẩn bị:
- Dung dịch chuyên dụng, làm sạch bên trong bồn cầu
- Dung dịch tẩy rửa dạng xịt đa năng, làm sạch bên ngoài bồn cầu
- Bàn chải cầu
- Găng tay cao su
- Kính bảo vệ mắt (nếu cần)
- Khăn vải
Các bước thực hiện
1. Dọn dẹp xung quanh bồn cầu
Loại bỏ mọi thứ xung quanh cầu là bước đầu tiên để bạn bắt đầu công việc vệ sinh của mình. Những gì được trang trí trên bể chứa nước xả hay những thứ bỏ quên trên nắp bồn cầu cần được dẹp dẹp để tránh tình trạng các chất tẩy rửa văng vào gây hư hỏng.
2. Xả bồn cầu, thêm chất tẩy rửa và chờ đợi
Mang găng tay cao su trước khi thực hiện bất cứ công việc vệ sinh nào có sử dụng chất tẩy rửa. Đậy nắp bồn cầu, xả nước để dội sạch lần đầu. Sau đó mở nắp và cho chất tẩy rửa chuyên dụng vào bồn. Chất này có thể ở dạng bột, dạng lỏng hoặc gel, tùy theo bạn chọn lựa, chúng được bán rất nhiều tại các siêu thị, cửa hàng,... Cố gắng đổ chất tẩy rửa càng gần mép bồn cầu càng tốt, như vậy sẽ tránh làm loãng chất tẩy rửa, giúp nó hoạt động tốt hơn.
3. Làm sạch bên ngoài bồn cầu
Trong khi chờ đợi chất tẩy rửa ngấm vào cặn bẩn trong, hãy làm sạch bên ngoài bồn cầu bằng dung dịch tẩy rửa đa năng dạng xịt. Hãy bắt đầu từ trên cùng để tránh nhỏ giọt trên bề mặt đã làm sạch. Xịt dung dịch vào bể chứa nước, tay cầm, cần gạt nước, các bề mặt bên cạnh bồn. Tiếp theo, xịt dung dịch vào nắp bên ngoài của bồn cầu. Sau đó dùng khăn vải lau sạch toàn bộ những trí đã xịt, cũng lau theo chiều từ trên xuống dưới, “tranh thủ” vệ sinh luôn khu vực sàn xung quanh bồn vì đó cũng là nơi khá bẩn.
4. Làm sạch chỗ ngồi trên bồn cầu
Chỗ ngồi trên bồn cầu không bao giờ được bỏ qua khi vệ sinh bởi đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng. Tiến hành xịt chất tẩy rửa đa năng vào bệ ngồi, mặt trong và ngoài của nắp, lưu ý cả phần viền xung quanh. Sau đó lau lại toàn bộ bằng khăn vải thấm nước sạch để loại bỏ hóa chất trên bề mặt.
5. Làm sạch bên trong bồn cầu
Sau một thời gian (ít nhất nửa tiếng), dung dịch tẩy rửa đã ngấm vào cặn bẩn, việc vệ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Làm sạch từ trên xuống dưới, bắt đầu từ phần vành của bồn cầu cho đến phần thân, cọ rửa bằng chải bàn có thiết kế chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt để tránh chất tẩy văng vào mắt trong quá trình chùi rửa. Cuối cùng cọ rửa lỗ thoát nước ở đáy bồn cầu. Đậy nắp và xả nước.
Nếu bồn cầu lâu ngày bị rỉ sét hoặc nó màu nâu, màu nâu đỏ nhạt hay vết cặn bám “cứng đầu”, hãy chà bằng baking soda hoặc đổ 1 lon nước ngọt có gas vào, chờ 30 phút, cọ rửa và thêm giấm vào bồn cầu để đánh bay vết bẩn lần cuối. Lưu ý, bạn phải đảm bảo hóa chất tẩy rửa trước đó đã được dội sạch trước khi chuyển sang bước xử lý rỉ sét, bởi vì baking soda, nước ngọt có gas hoặc giấm có thể có phản ứng với các chất tẩy rửa hóa học.
6. Dọn dẹp lần cuối
Để kết thúc quá trình vệ sinh cầu, hãy dọn sạch những giọt dung dịch tẩy rửa còn vương lại xung quanh, thu dọn dụng cụ vệ sinh và cất gọn gàng, để xa tầm tay trẻ em.
Bình luận