Chất liệu thay thế da từ vỏ hải sản và bã cà phê từ nhà thiết kế người Việt

Lu Ân Đăng lúc: Thứ sáu, 07/05/2021 10:58 (GMT +7)
Một nhà thiết kế người Việt đã sáng tạo ra chất liệu sinh học mềm, dẻo như chất liệu da từ vỏ hải sản phế thải về bã cà phê.
Hashtag #Các loại chất liệu #Thời trang bền vững #BEAUTORY #Thời trang

Chất liệu tái chế không còn là điều gì quá xa lạ vừa mới mẻ trong ngành sản xuất nói chung và ngành thời trang nói riêng. Trong thời buổi khan hiếm chất liệu như hiện nay, các nhà sản xuất luôn cố gắng tìm tòi và phát triển các chất liệu tái chế đa dạng để giảm tối đa tần suất khai thác chất liệu trên động vật và thực vật.

Những chất liệu tái chế ra đời đảm bảo được chất lượng như chất liệu nhân tạo nhưng lại thân thiện với môi trường. Đây được xem là những "điểm sáng" trong ngành thời trang khi có thể giải quyết bài toán về sự ảnh hưởng tiêu cực của thời trang đối với môi trường.

Nhà thiết kế người Việt - Trần Uyên đã sáng tạo thành công chất liệu sinh học mới gọi là Tômtex, kết hợp giữa vỏ hải sản sản phế thải và bã cà phê để tạo thành sợi dệt. Chất liệu mới được tái chế hoàn toàn từ phế phẩm nhưng lại cho cảm giác mềm, mịn và dẻo như chất liệu cao cấp là da thật. Hơn nữa, bề mặt chất liệu Tômtex có thể in nổi các hoa văn như da động vật thật.

Chất liệu Tômtex với đặc tính mềm, dẻo như da thật.
Chất liệu Tômtex với đặc tính mềm, dẻo như da thật.

Trần Uyên là nhà thiết kế người Việt sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng - Việt Nam. Nhận thấy được những tác động tiêu cực của ngành thời trang lên môi trường mà cụ thể ở đây chính là chất liệu da được sử dụng rộng rãi ở quê hương cô, dẫn đến sự khan hiếm và ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Trần Uyên luôn mong muốn tìm ra chất liệu tái chế mới để xây dựng một mô hình kinh doanh thời trang bền vững, thân thiện với môi trường dựa vào hai tiêu chí: không chất thải và không ô nhiễm môi trường.

Trần Uyên từng làm việc nhiều năm tại Ralph Lauren, Alexander Wang và Peter Do.
Trần Uyên từng làm việc nhiều năm tại Ralph Lauren, Alexander Wang và Peter Do.

Hàng năm có tới 8 triệu tấn vỏ hải sản và 18 triệu tấn bã cà phê được thải ra từ các nhà máy thực phẩm. Sự tâm huyết và chăm chỉ đã giúp Trần Uyên giải quyết được sự tồn đọng của những chất thải này, vừa là cách để xử lý triệt để chúng vừa tạo ra chất liệu sinh mới, an toàn và thân thiện với môi trường.

Tômtex có thể tái tạo lại bất kì bề mặt nào nên rất dễ để tạo hoa văn da động vật như thật.
Tômtex có thể tái tạo lại bất kì bề mặt nào nên rất dễ để tạo hoa văn da động vật như thật.

Cơ sở phát triển chất liệu Tômtex dựa vào nghiên cứu về một chất tạo màng gọi là chitin, xuất hiện trên bề mặt lớp vỏ của động vật giáp xác. Chitin có tính chất vừa cứng vừa dẻo cùng lúc, khi kết hợp cùng bã cà phê sẽ tạo nên một chất liệu mềm, dẻo như da thật.

Từ 'Tôm' thuần Việt xuất hiện trong tên Tômtex là vì chất liệu này được tạo ra phần lớn từ vỏ tôm. Trần Uyên sử dụng nguồn cung cấp tại Việt Nam, thu gom vỏ tôm, cua phế thải để sản xuất ra chất liệu này tại trụ sở New York.
Từ "Tôm" thuần Việt xuất hiện trong tên Tômtex là vì chất liệu này được tạo ra phần lớn từ vỏ tôm. Trần Uyên sử dụng nguồn cung cấp tại Việt Nam, thu gom vỏ tôm, cua phế thải để sản xuất ra chất liệu này tại trụ sở New York.
Khi một sản phẩm Tômtex đã hết 'tuổi thọ', nó vẫn có thể được tái chế thành sản phẩm mới mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
Khi một sản phẩm Tômtex đã hết "tuổi thọ", nó vẫn có thể được tái chế thành sản phẩm mới mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
Một sản phẩm thiết kế từ chất liệu Tômtex.
Một sản phẩm thiết kế từ chất liệu Tômtex.
Bí mật đằng sau Spandex - Chất liệu co giãn tốt nhất hiện nay 4 lý do bạn nên lựa chọn chất liệu vải tự nhiên 9 mẹo hữu ích để lựa chọn chất liệu vải tốt
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp