Không phải ngẫu nhiên mà người xưa xếp việc làm nhà là một trong những việc lớn trong đời. Trên thực tế, làm nhà luôn là việc tốn kém tiền bạc, do đó, bạn cần chuẩn bị trước một khoản tài chính kha khá, cơ bản nhất là phù hợp với diện tích và số tầng.
Mức độ tài chính bạn cần chuẩn bị phụ thuộc vào quy mô, công năng sử dụng, yêu cầu về thẩm mỹ và tiện nghi khi sử dụng. Đơn giá để hoàn thiện một ngôi nhà tại thời điểm đầu năm 2021 ở mức từ 6-12 triệu/m² sàn xây dựng. Trong đó giá phần thô trung bình khoảng 4 triệu/m² sàn còn lại là hoàn thiện.
Sở dĩ đặt bước làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng lên trên bước tìm đơn vị thiết kế vì điều này sẽ thuận lợi trong việc thiết kế sau này. Bởi vì khi nhận công việc thiết kế, nhà thầu thiết kế cần được cung cấp thông tin về số tầng, mật độ... mà thông tin này thì phải lấy trong hồ sơ cấp phép xây dựng.
Có không ít trường hợp sau khi gia chủ thiết kế xong mới đi xin phép nhưng đơn vị cấp phép ko cấp vì vướng quy hoạch. Như vậy chủ nhà mất tiền oan khi nhận hồ sơ thiết kế mà lại không được xây hoặc không xây được đúng như dự định ban đầu của mình.
Để làm được hồ sơ, bạn cần tìm đến 1 đơn vị chuyên phụ trách làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng trong khu vực nhà của mình. Cụ thể bạn có thể liên hệ với đội quản lý xây dựng phường. Khi xin cấp phép, cần lưu ý làm tối đa nhất có thể về số tầng, chiều cao tầng và diện tích sàn xây dựng. Ví dụ tôi muốn xây mới nhà cao x tầng trên diện tích
Điểm đầu tiên để chọn đơn vị thiết kế là người thiết kế hợp cần hợp gu của bạn. Bạn có thể tìm những đơn vị đã thiết kế nhiều công trình tương tự như công trình mình định xây. Ngoài ra hãy kiểm tra thực tế các công trình của đơn vị thiết kế để có cái nhìn tổng thể hơn.
Bước quan trọng tiếp theo là tìm nhà thầu thi công. Đây là bước vô cùng quan trọng. Vì nhà thầu thi công quyết định phần lớn đến chất lượng công trình cũng như thời gian và cảm xúc của gia chủ. Quý vị nên tìm 1 số nhà thầu thi công sau đó hỏi trực tiếp các gia chủ mà nhà thầu đó thi công để biết được chất lượng thi công, thái độ làm việc của đơn vị đó có phù hợp để thi công công trình của mình hay không.
Đây là bước rất quan trọng quyết định sự thuận lợi trong quá trình xây dựng của bạn. Sau khi có được hồ sơ cấp phép, bạn cần nhanh chóng nộp đơn xin phép khởi công lên quản lý xây dựng phường để có được thông báo khởi công.
Tiếp theo bạn cần làm việc với công an khu vực để sau này làm tạm trú tạm vắng cho công nhân tại công trình. Cuối cùng bạn phải làm việc với thanh tra giao thông, trật tự phường để sau này xin phép sử dụng vỉa hè hoặc lòng đường để phục vụ công tác che chắn, đổ bê tông hoặc để vật liệu xây dựng.
Bước quan trọng không kém làm việc với chính quyên là làm việc với khu dân cư, đặc biệt là hàng xóm và nhà liền kề. Trên thực tế, hầu hết những vấn đề xảy ra trên công trình đều liên quan đến hộ liền kề.
Theo quy định, quý vị phải qua khảo sát hiện trạng và làm cam kết trước khi khởi công. Nhưng quan trọng hơn, bạn nên nói chuyện để xin hộ liền kề thông cảm cho gia đình mình về 1 số bất tiện trong quá trình thi công như tiếng ồn, bụi bặm hay đôi khi là bừa bộn lúc đồ vật liệu.
Ngoài ra bạn cũng nên nói chuyện với bí thư và tổ trưởng tổ dân phố để trong quá trình thi công có vướng mắc gì thì nhờ họ giúp đỡ.
Vấn đề quan trọng cuối cùng là làm việc với đơn vị điện lực, vì đa phần công trình đều sử dụng thang máy, máy bơm PCC, bể bơi, hồ cá và cần nguồn điện để phục vụ công tác ép cừ, ép cũng như khoan cọc.
Khi làm việc với bên điện lực nên lưu ý để đảm bảo có điện trước thời điểm thi công ép cọc. Ngoài ra bạn cần tính toán để kéo đủ từ công tơ đến tủ điện tổng của nhà mình.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước thì bạn có thể tiến hành khởi công xây dựng công trình.
Thông tin kĩ sư xây dựng tư vấn
Kĩ sư xây dựng: Hoàng Mạnh Hùng
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng VCS
Địa chỉ: Biệt thự BT6, số 180 Đường Thanh Bình, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Bình luận