Lương Ngọc Dung "Thương ngày nắng về": Dùng trải nghiệm cứu hộ chó mèo để đóng cảnh cưu mang bé Hoa

Tía Tô Đăng lúc: Thứ năm, 18/11/2021 16:03 (GMT +7)
Nữ diễn viên Lương Ngọc Dung đảm nhận vai Nga bán bún riêu thời trẻ trong "Thương ngày nắng về" đã có những chia sẻ xúc động về vai diễn.
Hashtag #Phim Thương ngày nắng về #SHOWBIZ #Nhật ký showbiz

Nối sóng 11 tháng 5 ngày, Thương ngày nắng về là bộ phim tiếp theo nhận được sự quan tâm, chú ý của khán giả màn ảnh nhỏ. Sau 3 tập đầu tiên, phim hiện đang dừng ở phần tiền truyện, kể về quá khứ của các nhân vật chính: Vợ chồng Nga - Mậu, cô Yến thợ may, bé Như Hoa con gái Yến, bé Khánh con gái Nga… 

Trong phim, Lương Ngọc Dung thủ vai cô Nga bán bún riêu, một người phụ nữ có cuộc sống vất vả nhưng bù lại, không khí gia đình luôn hạnh phúc.
Trong phim, Lương Ngọc Dung thủ vai cô Nga bán bún riêu, một người phụ nữ có cuộc sống vất vả nhưng bù lại, không khí gia đình luôn hạnh phúc.

Bên cạnh mở ra số phận trớ trêu của mẹ con Yến - Hoa với câu chuyện gây tranh cãi mẹ trẻ bỏ rơi con, Thương ngày nắng về đã bước đầu thành công khi khắc hoạ hình ảnh những người phụ nữ điển hình trong xã hội: Mẹ chồng Nga cay nghiệt; Mẹ đẻ Nga hiền lành nhưng sẵn lòng buông lời sắc mỏng với con rể khi con rể trở thành gánh nặng cho con gái; Mẹ đẻ Yến chơi hụi, nợ nần chồng chất, không ngại gán con lấy tiền; Hay một người đàn bà nanh nọc chỉ xuất hiện thoáng qua trong màn dằn mặt, đánh ghen Yến, ghê gớm đấy nhưng sau cùng vẫn cứ là một người phụ nữ đáng thương khi có người chồng phản bội… Ấn tượng hơn cả, không thể không nhắc đến nhân vật chị Nga bán bún riêu mang vẻ đẹp thuần Việt rất nông thôn Bắc bộ, một vẻ đẹp ấm áp, giản dị vô cùng đại chúng, nhưng vẫn mang những nét thú vị và sắc sảo riêng.

Gánh bún riêu của Nga nuôi sống cả gia đình.
Gánh bún riêu của Nga nuôi sống cả gia đình.

Nga là một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, có chồng là hoạ sỹ nghèo nên cô luôn tần tảo chợ búa, nặng gánh gia đình. Vì chuyện kinh doanh đổ bể của chồng trong quá khứ, giờ đây, Nga ôm món nợ lớn mà chủ nợ chẳng ai xa lạ, chính là mẹ chồng cô. Nhưng đó chưa phải tất cả, Nga có một mẹ già và cậu em dại cần phải chăm lo. Em trai Nga - Vượng, là một thanh niên vừa kết hôn hôm trước, hôm sau đã bị vợ bỏ. Vượng vốn đã không thông minh, nay còn thêm tật rượu chè, suốt ngày say khướt... Cuộc sống vốn không dễ dàng, Nga còn phải đối diện với việc bị một người phụ nữ không thân thiết, không ruột thịt (Yến) để lại con cho mình chăm sóc.

Yến từng được Nga giúp đỡ nên tin tưởng Nga là người tốt.
Yến từng được Nga giúp đỡ nên tin tưởng Nga là người tốt.

Đảm nhận vai Nga thời trẻ là nữ diễn viên Lương Ngọc Dung. Lương Ngọc Dung sinh năm 1988, từng làm diễn viên nhạc kịch tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. Song song với Thương ngày nắng về, khán giả VTV từng gặp gỡ Ngọc Dung trong bộ phim Mặt nạ gương. Trong cả hai bộ phim, Ngọc Dung đều đảm nhận các phân cảnh quá khứ. Vì thế, nữ diễn viên tự nhận mình là “Gương mặt vàng trong làng hồi tưởng”.

Vai diễn của Lương Ngọc Dung trong 'Mặt nạ gương'.
Vai diễn của Lương Ngọc Dung trong "Mặt nạ gương".

Chia sẻ về vai diễn Nga trong Thương ngày nắng về, nữ diễn viên viết:

"Tôi hay được mọi người trêu là "Gương Mặt Vàng trong làng hồi tưởng" bởi vì tôi thường vào những vai hồi tưởng, vào giai đoạn của những thập niên cách đây vài chục năm. Với bộ phim Thương Ngày Nắng Về, tôi cũng vào nhân vật bà Nga ở thời kỳ ấy.

Ở giai đoạn này bà Nga còn trẻ, chưa phải là một người phụ nữ từng trải, chưa nếm quá nhiều cay đắng, sóng gió như những gì đề cập ở trailer giới thiệu. Thế nhưng, sóng chỉ bắt đầu khi có gió - và giờ là lúc gió đã bắt đầu.

Khi nhận kịch bản, tôi không biết về những phần sau, cũng không biết cô Thanh Quý diễn thế nào, không biết làm sao để hai phần có thể ăn khớp với nhau nên tôi khá lo lắng, tôi chia sẻ lo lắng ấy thì đã được đạo diễn, D.O.P động viên rất nhiều. Cuối cùng, tôi đã tạo ra Nga của tôi sau nhiều đêm trăn trở, làm sao cho thật nhất, đời nhất, gần gũi tự nhiên nhất mà tôi có thể. Nga chỉ là một người phụ nữ với gánh bún riêu như bao người phụ nữ ta bắt gặp ngoài đời.

Khác với Yến, dù gia cảnh khó khăn nợ nần nhưng ở gia đình Nga vẫn có sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ. Ở Nga vẫn có niềm vui bên chồng và con gái chứ không bi kịch như đời Yến. Ở Nga là bao cung bậc cảm xúc của một người phụ nữ đời rất đời mà ta có thể bắt gặp ngoài kia. Là Nga, tôi chẳng phải diễn gì nhiều vì cơ bản tôi chính là Nga như ngoài đời, và tôi tin sẽ nhiều người thấy hoàn cảnh mình trong đó."

Gia đình nghèo nhưng rộn tiếng cười của Nga - Mậu.
Gia đình nghèo nhưng rộn tiếng cười của Nga - Mậu.

Ngoài đời, bên cạnh công việc diễn xuất, nhiều người bất ngờ trước thông tin trước đây Ngọc Dung từng gắn bó với công việc cứu hộ chó mèo. Được biết, Ngọc Dung từng làm trưởng nhóm cứu hộ ở Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội. Cảm thương trước việc thú cưng bị bỏ rơi, bị ngược đãi, Ngọc Dung nhiều lần mang những con vật ốm yếu về chăm sóc cho đến khi lành lặn cả về thể xác lẫn tinh thần. Một số “bé” nặng quá sẽ được chị giữ lại nhận nuôi. Thời điểm nhiều nhất, Ngọc Dung cưu mang cùng lúc hơn mười “bé”, con bị què, con bị cụt, con bị mù, con bị động kinh… Ngọc Dung chia sẻ: “Nhà tôi lúc nào cũng như cái sở thú mini, toàn mấy đứa lang thang nhặt ở bãi rác, cột điện, cống rãnh về - tôi đều gọi chúng là con xưng mẹ…”

Ngoài đời, Lương Ngọc Dung trẻ trung hơn Nga bán bún riêu nhưng thần thái vẫn giữ nguyên sự phúc hậu, mộc mạc.
Ngoài đời, Lương Ngọc Dung trẻ trung hơn Nga bán bún riêu nhưng thần thái vẫn giữ nguyên sự phúc hậu, mộc mạc.

Bằng những trải nghiệm chân thực với việc chăm sóc thú cưng bị bỏ rơi, Ngọc Dung đã nhập tâm vào vai người phụ nữ (bị buộc) phải nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi (Như Hoa) thật “ngọt”, thật tự nhiên. Ngọc Dung cho biết: “Khi Nga đối mặt với việc nhận nuôi Hoa, tôi cũng thấy y như mình lúc làm cứu hộ. Tôi không có ý thức là mình đang diễn nên không gọi là “đóng vai Nga”, bởi lẽ tôi thấy mình luôn “là Nga”, chỉ khác đây là một bé mèo lớn hơn bình thường mà thôi…”

Trước khi phim lên sóng, Ngọc Dung cho biết bên cạnh cảm giác hồi hộp, háo hức thì cô cũng rất lo sợ:

"Tôi vào nghề đến nay là tròn 15 năm, với phim truyền hình tôi cũng đã từng vài lần đảm nhận những vai diễn dài hơi, thế nhưng luôn tồn tại ở đó là sự ngắt quãng. 15 năm, tôi đã nhiều lần dừng lại, vì những lý do như đỗ đại học, lấy chồng, sinh con và ty tỷ lí do khác không thể gọi tên.

Nhưng vì đau đáu với nghề nên tôi luôn cố gắng quay trở lại, mỗi lần quay lại không còn là bước tiếp nữa mà là làm lại từ đầu, bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh. Mỗi lần quay lại nghề tôi lại bắt đầu với những vai quần chúng không thoại rồi dần dà thành quần chúng có thoại, rồi lên tới vai phụ được một vài phân đoạn.

Vì vậy, giờ đây với vai bà Nga hồi trẻ thì với tôi đó là cả một sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ và cả may mắn nữa. 4 tập phim với nhiều người thì là con số ít ỏi, nhưng với nhiều người khác thì lớn lắm. Với tôi, 4 tập phim lúc này không phải là ở độ dài nữa mà là sức nặng.

Các cụ thường nói, "đầu xuôi thì đuôi lọt" nên việc để mở đầu có thể xuôi, để mở màn cho những điều hay, điều tốt của sau này là một trách nhiệm nặng nề.  Vì vậy, 4 tập với khán giả chỉ là 4 buổi tối nhưng với anh em chúng tôi đó là cả tháng trời dày công phục dựng, nghiên cứu và xây dựng tỉ mỉ. Đó là cả một sự nỗ lực cố gắng và hy vọng khán giả sẽ đón nhận những tâm huyết ấy."

Trên các diễn đàn, nhiều khán giả bày tỏ sự ấn tượng với diễn xuất của Lương Ngọc Dung:

"Gương mặt Nga rất dễ chịu nhưng cũng có nét đanh đá đáng yêu."

"Diễn xuất hay thật, diễn như không diễn."

"Dự là lại tốn nước mắt rồi, đóng đạt quá."

Dự kiến, những phân đoạn đẫm nước mắt của 'Thương ngày nắng về' còn ở phía trước.
Dự kiến, những phân đoạn đẫm nước mắt của "Thương ngày nắng về" còn ở phía trước.

Netizen khóc như mưa với 'Thương ngày nắng về', lâu lắm rồi từ 'Về nhà đi con' mới cảm xúc như vậy Thương ngày nắng về tập 3: Gia đình bà Nga "rối như canh hẹ" sau khi có sự xuất hiện của Hoa Nhan sắc như bước ra từ cổ tích của sao nhí VFC Chu Diệp Anh - bé Hoa "Thương Ngày Nắng Về"
Copy URL
Phim Thương ngày nắng về
[Ẩn - Hiện]

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp