Quyên góp từ thiện không phải là cách để giảm thiểu rác thải thời trang

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Thứ ba, 28/09/2021 18:18 (GMT +7)
Nhiều người nghĩ rằng quyên góp từ thiện sẽ giúp giảm thiểu rác thải thời trang. Điều này có phải một suy nghĩ đúng?
Hashtag #Câu chuyện thời trang #Thời trang bền vững #BEAUTORY #Thời trang

Theo CBS News, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang đã kéo theo sự bùng nổ của các tổ chức từ thiện, nơi chuyên nhận quần áo cũ và quyên góp chúng đến những nước nghèo ở thế giới thứ 3. Tuy nhiên, việc quyên góp dường như chỉ là một cách hợp lý hóa cho việc xả rác ra môi trường. Một viên kẹo “bọc đường” mà khi phôi pha vị ngọt sẽ là hiện thực đắng ngắt.

1. Ngành thời trang nhanh phát triển chóng mặt

Thời trang nhanh khiến nhu cầu tiêu thụ quần áo tăng vọt. Số lượng quần áo mà người Mỹ mua đã tăng gấp 5 lần trong vòng 3 thập kỷ qua. Họ mua rất nhiều nhưng không bao giờ mặc hết. Một món đồ chỉ được mặc trung bình khoảng 7 lần trước khi vứt vào xó tủ.

Nhiều người đã nghĩ ra giải pháp để giải quyết núi đồ đó là quyên góp cho những tổ chức từ thiện. Dù vậy, chất lượng của những món đồ thời trang nhanh thật sự rất tệ. Phần lớn quần áo được quyên góp không thể sử dụng. Khi được vận chuyển đến các quốc giá khác, chúng sẽ được thải bỏ.

>>> Xem thêm: SHEIN là gì? - Đế chế thời trang nhanh nhăm nhe thay thế Zara

Sự phát triển nhanh chóng của ngành thời trang đã tạo ra những bãi rác tại các nước ở thế giới thứ 3.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành thời trang đã tạo ra những bãi rác tại các nước ở thế giới thứ 3.

2. Những núi rác khổng lồ

Tại chợ Kantanmanto ở Ghana, mỗi tuần có khoảng 15 triệu mặt hàng quần áo “si -đa” cập bến. Trong khi đó, dân số của quốc giá nghèo này chỉ là 30 triệu người.  

Trước đây, sau khi nhận hàng cũ, các chủ sạp sẽ tìm cách để làm mới những món đồ này bằng cách vá chỗ rách, đơm cúc, nhuộm vải. Tuy nhiên, việc làm mới này đang ngày càng khó khăn vì chất lượng quần áo hiện tại quá tệ để có thể cải tạo.

Những bài rác to lớn xuất hiện tại các quốc gia nghèo khổ.
Những bài rác to lớn xuất hiện tại các quốc gia nghèo khổ.

Anh Ajaab, một chủ sạp bán quần áo cũ tại chợ cho biết: "Kinh doanh hồi xưa dễ hơn nhiều. Bây giờ mọi thứ thật khó khăn. Co quá nhiều đồ cũ nhưng chúng lại co chất lượng rât kém. Trong 180 chiếc áo khoác mùa hè ở một kiện hàng thì có đến 85 chiếc không thể bán vì cổ áo dính mồ hôi, thiếu nút áo hoặc có những vết bẩn không thể giặt.”

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra với những món đồ không thể bán lại? Câu trả lời là: Chúng sẽ được đưa chôn lấp. Theo ước tính, có khoảng 40%  kiện đồ được gửi đến những quốc gia châu Phi không thể tiêu thụ và được gửi thẳng đến bãi rác.

Theo ABC News, một bãi rác quần áo cao 20m đã được lập ra ở bờ đầm phà Korle tại thủ đô Accra. Những bãi rác này có thể mất ít nhất 20 đến 200 năm để phân hủy. 

Tình trạng ô nhiễm tại các quốc gia này đang ở mức báo động
Tình trạng ô nhiễm tại các quốc gia này đang ở mức báo động

Hai thế kỷ để phân hủy một chiếc áo mà bạn sẽ không mặc lần thứ hai có phải những điều bạn muốn làm đối với môi trường? Và liệu rằng đây có phải là một cái giá xứng đáng cho những sự phù phiếm?

Bảo vệ môi trường thực sự là một vấn đề vĩ mô nhưng lại được tập hợp từ những thứ hết sức vi mô, chẳng hạn như thói quen tiêu dùng của chính bạn. Hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm với những lựa chọn mua sắm, ăn mặc và vứt bỏ của chính mình.

 

SHEIN là gì? - Đế chế thời trang nhanh nhăm nhe thay thế Zara John Galliano: Thành lũy bảo vệ Haute Couture trước thời trang nhanh Dahan Phương Oanh tự tin sải bước tại Tuần lễ thời trang Milan Xuân – Hè 2022
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp