NSND Ngô Mạnh Lân là ai? "Cha đẻ" ký họa nổi tiếng "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký"

Alice Pham Đăng lúc: Thứ năm, 16/09/2021 13:11 (GMT +7)
NSND Ngô Mạnh Lân - "cha đẻ" của ký họa "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" đã qua đời vào chiều ngày 15/9, hưởng thọ 87 tuổi.
Hashtag #Sao Việt #Chuyện đó đây #SHOWBIZ #Nhật ký showbiz

1. NSND Ngô Mạnh Lân là ai?

NSND Ngô Mạnh Lân được biết đến là một trong những "cây cổ thụ" trong làng phim ảnh Việt Nam khi ông chính là người đặt nền móng cho lĩnh vực phim hoạt hình ở nước ta. Tên tuổi của NSND Ngô Mạnh Lân gắn liền với loạt tác phẩm hoạt hình ghi dấu ấn với biết bao thế hệ khán giả như "Dế Mèn phiêu lưu ký", "Chuyện ông Gióng", "Trê Cóc", "Con sáo biết nói", "Thạch Sanh", "Phép lạ hồi sinh"... Ngày 15/9, NSND Ngô Mạnh Lân đã qua đời ở tuổi 87.

NSND Ngô Mạnh Lân được biết đến là một trong những 'cây cổ thụ' trong làng phim ảnh Việt Nam
NSND Ngô Mạnh Lân được biết đến là một trong những "cây cổ thụ" trong làng phim ảnh Việt Nam

2. Tiểu sử NSND Ngô Mạnh Lân

2.1. NSND Ngô Mạnh Lân tên thật là gì?

Ngô Mạnh Lân là tên thật của vị NSND này.

2.2. NSND Ngô Mạnh Lân sinh năm bao nhiêu?

NSND Ngô Mạnh Lân sinh ngày 9/11/1934.

2.3. NSND Ngô Mạnh Lân mất năm bao nhiêu?

NSND Ngô Mạnh Lân mất ngày 15/9/2021, hưởng thọ 87 tuổi.

2.4. NSND Ngô Mạnh Lân quê ở đâu?

NSND Ngô Mạnh Lân quê ở Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

2.5. NSND Ngô Mạnh Lân học trường nào?

NSND Ngô Mạnh Lân từng theo học Trường Mỹ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc (1950) và Đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô, khoa Đạo diễn hoạt hình (1956).

2.6. Nghề nghiệp của NSND Ngô Mạnh Lân là gì?

Nghề nghiệp của NSND Ngô Mạnh Lân là Phó giáo sư, tiến sĩ, họa sĩ, nhà nghiên cứu, đạo diễn phim hoạt hình Việt Nam. 

3. Sự nghiệp của NSND Ngô Mạnh Lân

3.1. Sự nghiệp họa sĩ và đạo diễn phim hoạt hình của NSND Ngô Mạnh Lân

Ngô Mạnh Lân bén duyên với mỹ thuật từ khi còn nhỏ. Năm 1950, ông tham gia khoá học đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc do họa sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách. Sau khi tốt nghiệp, Ngô Mạnh Lân  phục vụ quân đội và từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong thời gian phục vụ trong quân đội, ông đã có nhiều ký họa kháng chiến mang phong cách riêng biệt. 

Năm 1956, Ngô Mạnh Lân được cử đi học khoa Đạo diễn hoạt hình tại Đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô. 6 năm sau, ông trở về nước và làm việc tại Xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam (nay có tên là Hãng phim hoạt hình Việt Nam). Tên tuổi của Mạnh Lân được biết đến nhiều hơn sau khi giữ cương vị Giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam, song song đó là vai trò nghiên cứu và giảng dạy.

Tranh đồ họa của NSND Ngô Mạnh Lân
Tranh đồ họa của NSND Ngô Mạnh Lân
Truyện 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' được NSND Ngô Mạnh Lân vẽ minh họa
Truyện "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" được NSND Ngô Mạnh Lân vẽ minh họa

Trong suốt sự nghiệp hoạt động nghệ thuật, Ngô Mạnh Lân đã có tổng cộng 17 bộ phim được thực hiện và trở thành một trong những nghệ sĩ hàng đầu trong ngành điện ảnh hoạt hình Việt Nam. Không chỉ là đạo diễn, họa sĩ tài ba, NSND Ngô Mạnh Lân còn là tác giả minh họa của nhiều bìa sách, tranh cổ động, đồng thời là tác giả của 2 bộ tem mang tên Kỷ niệm những ngày lịch sử của đất nước Quan Âm Thị Kính. Các bức ký họa của Ngô Mạnh Lân chủ yếu được thể hiện bằng bút chì, bút máy, bút que, mực Nho và màu nước - đều là những chất liệu làm nổi bật "nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa".

Cố họa sĩ nổi tiếng Việt Nam Trần Văn Cẩn từng nhận xét Ngô Mạnh Lân rằng: "Nghệ thuật của Ngô Mạnh Lân là một nghệ thuật trong sáng, khoáng hoạt mà chừng mực, biểu lộ một cái nhìn lạc quan, dí dỏm, thoáng trào lộng nhưng không lộ liễu với một bảng màu phong phú và giàu sắc nhị cùng với tạo hình một cách thông tuệ, vững vàng."

3.2. Một số giải thưởng ấn tượng của NSND Ngô Mạnh Lân

Trong suốt sự nghiệp đạo diễn, NSND Ngô Mạnh Lân đã giành được nhiều giải thưởng cao quý 3 giải Bông sen Vàng, 4 giải Bông sen Bạc, nhiều Bằng khen của Ban giám khảo tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và một số giải thưởng quốc tế như Bồ nông Bạc tại Liên hoan phim Hoạt hình quốc tế ở Mamaia (Romania) năm 1966 cho phim "Mèo Con", Bồ câu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức (1970) cho phim "Chuyện ông Gióng".

Năm 1984, đạo diễn Ngô Mạnh Lân tốt nghiệp Phó tiến sĩ Nghệ thuật tại Liên Xô cũ và được trao tặng học hàm Phó giáo sư. Năm 1997, Ngô Mạnh Lân chính thức được trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ nhân dân.

Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm: "Mèo con" ,"Chuyện ông Gióng", "Con sáo biết nói", "Những chiếc áo ấm", "Trê Cóc". Ông là một trong các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam có mặt trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô.

Về mảng họa sĩ, Ngô Mạnh Lân từng nhận về 6 giải thưởng về mỹ thuật (1 giải A triển lãm đồ họa - Hội nghệ sĩ tạo hình; 1 giải quốc gia về minh họa sách thiếu nhi - Bộ GDĐT và UNICEF; 2 giải nhất và 2 giải nhì về triển lãm áp phích - Bộ VHTT).

NSND Ngô Mạnh Lân còn là một trong các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam hiếm hoi có mặt trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô. Năm 2008, ông là một trong 11 nghệ sĩ điện ảnh được tôn vinh trong lễ kỉ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

3.3. Một số tác phẩm ấn tượng của NSND Ngô Mạnh Lân

Phim hoạt hình:

  • Một ước mơ 
  • Thạch Sanh 
  • Mèo Con 
  • Trê Cóc  
  • Con sáo biết nói
  • Những chiếc áo ấm  
  • Rừng hoa  
  • Bước ngoặt  
  • Chuyện ông Gióng 
  • Rồng lửa Thăng Long 
  • Bộ đồ nghề nổi giận
  • Phép lạ hồi sinh 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của NSND Ngô Mạnh Lân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm triển lãm tranh ký họa “Nét thời gian” của NSND Ngô Mạnh Lân

Ký hoạ

  • Bộ đội
  • Nữ dân quân
  • Mặt trận Ðiện Biên Phủ
  • Chuẩn bị đánh đồn A1
  • Quân và dân Nam Ðịnh đắp đê chống lụt

Truyện tranh

  • Dế mèn phiêu lưu ký - Lời Tô Hoài
  • Truyện trê cóc - Lời Tô Hoài
  • Tú Uyên
  • Cây tre trăm đốt - Lời Thảo Hương

Tranh sơn dầu

  • Ngày tiếp quản
  • Chiến sĩ Ðiện Biên
  • Nữ dân quân ngoại thành
  • Bà lão nông thôn Nga
  • Chiều vàng
  • Bên bìa rừng (1957)
  • Cảnh làng Tarutxa (1957)
  • Nắng cuối hè (1959)
  • Nhà thờ Sain Isaac (1959)

Nghiên cứu

  • Phim hoạt họa Việt Nam - Ngô Mạnh Lân, Trần Ngọc Thanh, Nhà xuất bản Văn Hoá (1977).
  • Hoạt hình nghệ thuật thứ tám: Vài nét về sự phát triển của nghệ thuật hoạt hình thế giới và hoạt hình Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (1999).

4. Chuyện đời tư của NSND Ngô Mạnh Lân

4.1. Gia đình của NSND Ngô Mạnh Lân là ai?

Vợ của của NSND Ngô Mạnh Lân là NSƯT Ngọc Lan. Cả hai hiện có 4 người con là Ngô Phương Lan, Ngô Phương Ly, Ngô Lê, Ngô Lâm. Trong đó, cô con gái cả Ngô Phương Lan hiện đang là Tiến sĩ, nhà phê bình điện ảnh, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh. Cháu ngoại của ông là đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ.

Vợ của của NSND Ngô Mạnh Lân là NSƯT Ngọc Lan.
Vợ của của NSND Ngô Mạnh Lân là NSƯT Ngọc Lan.

4.2. NSND Ngô Mạnh Lân qua đời ở tuổi 87

Ngày 15/9 vừa qua, gia đình NSND Ngô Mạnh Lân thông báo ông đã qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. "Ông tôi đi thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là điều an ủi duy nhất trong nỗi đau lớn này", đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, cháu ngoại của NSND Ngô Mạnh Lân chia sẻ.

5. Một số hình ảnh của NSND Ngô Mạnh Lân

NSND Ngô Mạnh Lân là ai? 'Cha đẻ' ký họa nổi tiếng 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' - Ảnh 6
NSND Ngô Mạnh Lân là ai? 'Cha đẻ' ký họa nổi tiếng 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' - Ảnh 7
NSND Ngô Mạnh Lân là ai? 'Cha đẻ' ký họa nổi tiếng 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' - Ảnh 8
NSND Ngô Mạnh Lân là ai? 'Cha đẻ' ký họa nổi tiếng 'Dế Mèn Phiêu Lưu Ký' - Ảnh 9

Video của NSND Ngô Mạnh Lân:

Những sản phẩm dầu tẩy trang đáng tiền nhất đến từ đất nước hoa anh đào Nhâm Hoàng Khang là ai? "Cậu IT" tố hàng loạt vụ việc liên quan đến sao Việt Ca sĩ số 1 Việt Nam là ai? Top những ca sĩ nổi tiếng nhất hiện nay MC Lê Anh là ai? MC chính luận của VTV, giảng viên Đại học Quốc gia Ca sĩ Đình Hùng là ai? Nghệ sĩ gạo cội thập niên 1980, qua đời sau hơn nửa tháng điều trị Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp