"Nếu bạn buồn, hãy trang điểm, tô son đỏ và chiến đấu" là một trong những câu nói nổi tiếng của Coco Chanel. Câu nói này của Chanel đã trở thành kim chỉ nam cho mọi cô gái trên thế giới. Thỏi son đỏ nhỏ bé nhưng đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ nhất của phái nữ. Đằng sau thỏi son đó còn là những câu chuyện thú vị khác.
Bạn có biết thỏi son đỏ đầu tiên ra đời 2500 năm trước Công Nguyên. Nữ hoàng Summer Pu-Abi - người cai trị thành phố Ur, bắt đầu làm sáng đôi môi của mình bằng hỗn hợp từ đá đỏ và chì trắng. Ngay lập tức nữ hoàng đã tạo nền một phong cách làm đẹp cho phụ nữ thời đó. Giai đoạn này, son môi đỏ cũng là biểu hiện của tầng lớp cao quý. Thời đại La Mã cổ đại, đôi môi đỏ còn được nam giới sử dụng để xác định địa vị cao.
Tuy nhiên, tại Hy Lạp, son môi đỏ lại là biểu tượng của gái làng chơi. Những cô gái bán hoa ở đây sử dụng son môi đỏ nhưng một cách để đánh dấu nghề nghiệp của mình.
Vào thời kỳ Trung cổ, son đỏ từng được xem là biểu hiện của ác quỷ. Tất cả những ai đánh son đỏ đều bị Nhà thờ xem là thờ phụng quỷ Satan. Mọi chuyện dần dịu lại khi Nữ hoàng Elizabeth I lên ngôi. Bà yêu thích son đỏ và thường xuyên diện chúng đi muôn nơi.
Tuy nhiên, khi ngôi vị được trao lại cho Nữ hoàng Victoria, son đỏ lại bị tiếp tục cấm xuất hiện tại nơi công cộng. Thậm chí vào khoảng năm 1770, quốc hội Anh còn dề xuất một đạo luật: Bất kỳ phụ nữ nào dụ dỗ đàn ông đánh son đỏ là phù thủy.
Đến đầu thế kỷ 20, Sarah Bernhardt đã đưa son đỏ trở lại thịnh hành. Sau đó, Elizabeth Arden trao chó nó quyền lực chính trị, nâng nó thành iểu tượng cho nữ quyền. Trong giới chính chị, nhiều người cũng diện son đỏ như một biểu tượng giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc với nam giới.
Hitler cực kỳ căm ghét son đỏ. Với hắn, màu son này khiến phụ nữ trông phóng túng và dễ dãi. Vì vậy, phụ nữ ở các nước Đồng minh bắt đầu dùng son đỏ như một cách để chống đối chế độ diệt chủng.
Kể từ khi Chiến tranh kết thúc, son đỏ luôn giữ vững vị trí là một trong những màu son được yêu thích nhất của phái đẹp. Rất nhiều người phụ nữ đã thúc đẩy nữ quyền bằng việc đánh son đỏ. Bên cạnh phụ nữ, những người thuộc cộng đồng LGBT+ cũng sử dụng son đỏ như một cách dể thể hiện bản thân.
Bình luận