Biti’s Bloomin' Central: Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chiếm dụng văn hóa?
- Bánh bèo bồng bềnh
- Đăng lúc: Thứ tư, 13/10/2021 09:14 (GMT +7)
BST mới nhất Biti’s Bloomin' Central đang bị những người yêu văn hóa và thời trang Việt lên án mạnh mẽ vì hành vi chiếm dụng văn hóa.
Hành vi chiếm dụng văn hóa hay còn gọi là Cultural Appropriation những tưởng chỉ là một chuyện ở đâu đó xảy ra trên thế giới, nhưng hoá ra, nó đã xuất hiện ngay chính tại Việt Nam. Mới đây, thương hiệu Biti’s mới đây đã vấp phải ý kiến vô cùng mạnh mẽ về hành vi chiếm dụng văn hóa nghiêm trọng.
>>> Xem thêm: Cultural Appropriation là gì? Liệu đây có phải là vấn nạn trong thời trang?
1. Sai một ly đi vạn dặm
Kể từ sau chiến dịch “Đi Để Trở Về” kết hợp cùng Soobin Hoàng Sơn, Biti’s đã có bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ. Hãng thời trang lâu đời này không còn dừng lại ở nhưng đôi giày thể thao “ăn chắc mặc bền” mà đã có nhiều sự thay đổi tích cực để trở nên gần gũi hơn với thế hệ Gen Z. Từng ngày, Biti's đã dần gỡ bỏ hình ảnh cũ kỹ và khoác lên mình tấm áo mới, năng động, tươi trẻ và hợp thị hiếu hơn.
Tuy nhiên, dự án mới nhất của hãng mang tên “Bloomin' Central” đang vấp phải những ý kiến gay gắt về hành vi chiếm dụng văn hóa. Nghiêm trọng hơn, hãng bị “bóc mẽ” là đã sử dụng chất liệu gấm rẻ tiền đến từ trang thương mại điện tử Trung Quốc Taobao để thiết kế nên đôi giày sặc sỡ này.
2. Chiếm dụng văn hóa
Cổ phong là thuật ngữ chỉ nếp xưa, phong cách cổ, những nét đẹp tinh hoa của thời quá khứ được người đời sau chú trọng phục dựng và phát triển. Cụm từ này dùng để mô tả những nét văn hóa bản địa, khác biệt hoàn toàn với lối sống bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác. Với Bloomin' Central, Biti’s đã đánh trúng vào những mong muốn chính đáng này của khách hàng, đồng thời thể hiện tham vọng chạm tới nhu cầu của những đối tượng khách hàng đặc thù hơn.
Tuy nhiên, sản phẩm của Biti’s được nhận xét là một tổng thể lắp ghép và chắp dính, cố gắng chạy theo bề nổi hơn là đi sâu vào vấn đề. Tạp chí L’Officiel đã chỉ ra sự hỗn độn như một nồi lẩu thập cẩm của Biti’s, khi NTK cố tình pha trộn giữa hình tượng “hoa nở trên đá” của người miền Trung, nhang trong văn hóa của người Kinh, họa tiết vân mây đến từ thời Nguyễn, hoa văn thổ cẩm của dân tộc thiểu số, họa tiết đồng xu của người Kinh cổ đại. Dường như Biti’s đang cố gắng dồn nén thật nhiều, thật nhiều những “giá trị văn hóa bản địa” mà hãng có thể liệt kê vào thiết kế của mình, những mong biến nó đại diện cho hồn dân tộc.
Đáng nói, trong những ấn phẩm truyền thông của mình, Biti’s nói rằng những họa tiết in trên một số mẫu giày là “thổ cẩm Tây Nguyên”, nghĩa là: Hãng đã đánh đồng tất cả văn hóa của tất cả các dân tộc trên dải đất này vào làm một. Mà đáng lẽ, mỗi dân tộc là một đặc thù khác nhau, không cộng đồng nào giống một cộng đồng nào.
Anh Sohaniim, người dân tộc Chăm – Ninh Thuận, người đồng hành cùng nhiều hoạt động tìm hiểu văn hóa, đồng biên tập sách Dòng Chảy Sắc Màu đã chia sẻ với mạng lưới Tiên Phong Việt Nam rằng họa tiết in trên giày của Biti’s vốn là của người Chăm và có tên gọi là hoa văn chân chó hay Takai Asau. Họa tiết này lấy cảm hứng từ thảo mộc chân chó hoặc là chính bàn chân chó. Vậy thì việc quy chụp hoa văn“Tây Nguyên” của Biti’s có phải là hành động cẩu thả của người định hướng nội dung và NTT hay không?
3. Sử dụng gấm Taobao
Khi những hình ảnh cận cảnh của mẫu giày mới được tung ra, những người yêu thời trang và văn hóa đã nhanh chóng nhận ra rằng chất liệu gấm mà thương hiệu giày Việt sử dụng đến từ Taobao. Những hoa văn in trên giày gọi là “hải thủy giang nhai” được in nhan nhản trên những món đồ lưu niệm tại khu Hàng Châu, Trung Quốc.
Đến đây, công chúng chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm và tự hỏi rằng Biti’s đã nghĩ gì khi duyệt một thiết kế như vậy trước khi tung ra thị trường?
Khủng hoảng truyền thông hiện tại của Biti’s là hồi chuông cảnh tính cho tất cả các thương hiệu khác nên cẩn trọng khi đưa những thông điệp về dân tộc vào sản phẩm của mình.