Nội dung chính
Khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, chúng ta thường thấy sự xuất hiện phổ biến của một số từ ngữ như "Gen Z", "thế hệ Z" trên mạng xã hội. Dần dần chúng trở thành những thuật ngữ khá phổ biến trong đời sống và giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những từ này. Vậy Gen Z là gì? Thế hệ Z là gì? Và họ có cái gì đặc biệt?
>> Xem thêm: Bạn trai Mỹ Anh Wren Evans là ai? Rapper gen Z, học trường Pháp, thông thạo 4 thứ tiếng
Theo định nghĩa từ Trung tâm Nghiên cứu Pew Research, Gen Z (còn được gọi là Generation Z/ Thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm nhân khẩu được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1997 - 2012/2015 (cũng có ý kiến cho rằng Gen Z bắt đầu từ năm 1995).
Ngoài Gen Z, chúng ta còn có các thuật ngữ khác dành cho thế hệ những người sinh ra trước khoảng thời gian kể trên như Baby Boomers, Gen X, Gen Y hay còn được gọi là Millennials.
Thuật ngữ thế hệ Z được sử dụng lần đầu tiên được cho là xuất hiện trong một bài báo "Thời đại quảng cáo" vào tháng 9/2000, bởi là lứa được sinh ra ngay sau thế hệ Y (Gen Y), nên nhóm tuổi này được gọi là thế hệ Z (Gen Z). Vì thế hệ này sinh ra trong thời đại của Internet, không giống như thế hệ Y sinh ra trong giai đoạn khởi nguyên của Internet, nên thế hệ Z được coi là thế hệ đầu tiên được sinh ra sau khi Internet trở nên phổ biến rộng rãi.
>> Xem thêm: Hai diễn viên Gen Z Khả Ngân, Quốc Anh chiến thắng tại Asian Academy Creative Awards 2021
Thế hệ Z là những người trẻ sinh ra từ cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Thế hệ này có thể nói là nổi bật hơn hẳn các thế hệ trước, bởi ngay từ nhỏ họ đã có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ và tư duy về tiền bạc.
Cuộc sống của Gen Z gắn liền với công nghệ tiên tiến, vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi trong xã hội, công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội (như YouTube, Google, Facebook, Instagram, v.v.). Do đó, hầu hết các thành viên của Thế hệ Z sẽ không tốn quá nhiều thời gian và sức lực, cũng như không nhất thiết phải có trình độ số hóa cao, giúp họ trở nên hiện đại hơn các thế hệ trước, thừa hưởng nhiều thành tựu và sống thoải mái hơn các thế hệ trước.
Thế hệ Z có ý chí cạnh tranh rất mạnh mẽ và quyết liệt. Khi đối mặt với vấn đề, những người thuộc gen Z thường muốn tìm ra câu trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, họ còn khao khát trở thành người đi đầu trong cộng đồng với mong muốn được mọi người xung quanh công nhận.
Thế hệ Z cũng được xem là nhóm người có hoạt động xã hội hăng hái nhất. Họ quan tâm về những vấn đề an sinh của xã hội như nạn đói, biến đổi khí hậu, môi trường, nạn phân biệt chủng tộc, giới tính. Lứa tuổi trẻ này sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho những điều tiêu cực đang diễn ra xung quanh cuộc sống của mình.
Dựa vào những ưa điểm đó, các chuyên gia cho rằng Gen Z chính là thế hệ đầu tàu trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai.
Song, cũng chính vì tiếp xúc công nghệ, mạng xã hội từ sớm nên đa phần thế hệ Gen Z có lối sống nhanh, sống ảo, phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.
Những người thuộc thế hệ Z có niềm khát khao mạnh mẽ về khả năng độc lập, tự chủ bản thân, tự chủ tài chính, điều này cũng khiến họ đồng thời chịu nhiều áp lực cạnh tranh về vật chất và danh vọng.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng của của Thế hệ Z chính là sức khỏe tinh thần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Gen Z là "thế hệ cô độc nhất", bởi việc dành thời gian quá nhiều trên Internet có thể thúc đẩy cảm giác cô lập và trầm cảm, khiến họ dần xa cách các mối quan hệ có ý nghĩa khác. Chưa kể, nhiều người trẻ dễ rơi vào những tình trạng "so sánh, hơn thua, mâu thuẫn, vô vọng, khủng hoảng..." do bị truyền thông dẫn dắt.
Hiện tại, Gen Z được biết đến là người dẫn đầu xu hướng hầu như trong mọi lĩnh vực, từ thời trang cho đến những câu nói viral trên MXH. Là thế hệ theo đuổi quan điểm "không gì là không thể", đó là lý do ngày nay đã xuất hiện hàng loạt câu nói, cụm từ "trendy" như:
Sự ra đời của Thế hệ Z cũng liên quan đến những sự kiện bất ổn trên thế giới, tiêu biểu là sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ. Đây là lý do các bậc cha mẹ của Thế hệ Z trở nên cảnh giác và thận trọng hơn với các mối đe dọa như khủng bố, suy thoái kinh tế, thiên tai và thay đổi môi trường.
Khoảng 2,7 tỷ người trên thế giới thuộc Thế hệ Z, chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động cả nước.
Ngoài Thế hệ Z, thế hệ trưởng thành trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 còn có nhiều tên gọi khác như iGen, Net Gen, Internet Generation, Centennials, Gen Tech, iGeneration, Gen YF, Zoomers, Post Millennials ...
Bình luận