Các thương hiệu thời trang tạm dừng sử dụng công cụ chỉ số bền vững HIGG
- Tùng Nam
- Đăng lúc: Thứ hai, 04/07/2022 18:30 (GMT +7)
H&M đành phải dừng hẳn việc sử dụng chỉ số HIGG làm phương tiện đánh giá độ bền trang phục sau khi giới phê bình khẳng định chúng chỉ là "greenwashing".
Các tổ chức bảo vệ môi trường "tẩy chay" HIGG
Khi những nhà phê bình mô tả rằng chỉ số HIGG (MSI) - một công cụ đo lường tính bền vững của y phục, là một hình thức “ Tẩy Xanh” (Greenwashing), hàng loạt nhãn hàng nổi tiếng đã ngưng sử dụng chức năng đánh giá này.
Chỉ số HIGG (HIGG Materials Sustainability) là một dạng công cụ được phát hành bởi một liên minh toàn cầu có tên “ Liên minh may mặc bền vững” (SAC) để đánh giá toàn diện về những sản phẩm được cho là “ thân thiện với môi trường” hay không?
Ví dụ: Quần đùi chất liệu cotton được cho rằng là sử dụng ít hơn 88% lượng nước so với các chất liệu thông thường và ít ảnh hưởng lên sự biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, sau khi biết rằng Cơ quan Tiêu dùng Na-uy (NCA) cảnh cáo về việc nhãn hàng H&M định sử dụng chỉ số HIGG nhằm khẳng định sản phẩm của họ là thời tranh xanh thân thiện với môi trường, SAC đã ngay lập tức “tạm ngưng” sử dụng chỉ số này. Đồng thời Liên minh này còn nhấn mạnh rằng nếu H&M tiếp tục sử dụng HIGG là một chiến dịch tiếp thị vào ngày 1/9, thương hiệu này sẽ có khả năng đối mặt với những biện pháp trừng phạt kinh tế.
Sau thông báo của SAC, các nhà hoạt động về tính bền vững của thời trang đang lần lượt vui mừng bày tỏ suy luận của họ đã đúng kể từ mùa xuân năm ngoái khi họ cho rằng phương pháp luận của chỉ số HIGG như một "phương pháp tẩy xanh": Greenwashing.
Phillip Grogan của công ty bền vững thời trang Eco-Age cho biết : “Nếu bạn coi vòng đời là một mặt đồng hồ, thì HIGG MSI chỉ đánh giá được có ¼ cuộc đời. Để có thể đánh giá mức độ bền vững của một sản phẩm, chúng ta cần đánh giá từ gốc tới ngọn, chứ không phải qua một yếu tố nhỏ”.
Tuyên bố của các nhà phê bình tiếp tục được củng cố khi tờ New York Times vào cuộc, cho rằng các nghiên cứu của SAC đều được tài trợ bởi các nhãn hàng. Vì lẽ đó, chúng không đủ khách quan, thiếu cơ sở khoa học, chẳng hạn như việc khẳng định sợi nhân tạo bền vững hơn sợi tự nhiên.
Đáp trả lại những lời cáo buộc trên, Giám đốc điều hành của SAC Amina Razvi nói với tờ Guardian rằng : “Chúng tôi liên tục tham gia giải quyết những vấn đề mà các nhà phê bình lẫn bên liên quan gặp phải khi sử dụng công cụ đánh giá. Vì vậy các công cụ của chúng tôi không ngừng phát triển, dựa trên các phản hổi và cơ sở khoa học tân tiến nhất hiện nay. Mọi dữ liệu đánh giá “ vòng đời phụ kiện” đều được kiểm tra, đánh giá và xác thực chặt chẽ” . Tuy nhiên, bà Razvi cũng thừa nhận rằng những dữ liệu lạc hậu là vấn đề cần khắc phục ở ngành thời trang,
Trong thời gian sắp tới, Razvi thông báo rằng SAC sẽ gặp NCA để làm rõ những hiểu lầm về phương pháp đánh giá và để khiến cho NCA hiểu rằng mọi thông tin mà liên minh này đem tới người dùng đều đáng tin cậy. Đồng thời, bà còn cho biết rằng dữ liệu và phương pháp luận của SAC sẽ được tiến hành đánh giá bởi một bên thứ ba.
Greenwashing là gì?
Greenwashing được hiểu là cách mà một cá nhân/tổ chức cố tình truyền đạt, cung cấp một hay nhiều thông tin sai lệch nhằm đánh tráo khái niệm, đánh lừa truyền thông và người tiêu dùng có niềm tin rằng các sản phẩm của cá nhân/tổ chức đó phát hành là thân thiện với môi trường.
Khái niệm Greenwashing đã không còn quá đỗi xa lạ với các tín đồ thời trang cũng như người làm trong lĩnh vực thiết kế. Đã có rất nhiều hãng thời trang nổi tiếng tùng gặp phải vấn đề tương tự khi cho ra mắt những sản phẩm, chiến dịch cho rằng “ thân thiện với môi trường” như BST “ thời trang bền vững” của Boohoo , chiến dịch sử dụng hệ thống tái chế Loop của chính H&M , cửa hàng năng lượng xanh của Zara,... nhưng tất cả những sản phẩm, chiến dịch này đều bị đánh giá là không mang lại hiệu quả bảo vệ môi trường thực sự.