Chăm sóc da kỹ đến mấy mà không vệ sinh khăn thì mụn vẫn lên ầm ầm

Dù bạn có đổ một núi tiền vào chăm sóc da nhưng không vệ sinh khăn mặt thì da sẽ vẫn xấu như bình thường.

Hashtag: Chăm sóc da

Nhiều người đổ một đống tiền vào việc chăm sóc da, tuy nhiên lại quên mất việc thường xuyên vệ sinh khăn mặt và khăn tắm hàng ngày mình vẫn sử dụng. Đây sẽ là một thiên đường cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở nếu không được vệ sinh đúng cách. Những loại vi khuẩn này sẽ quay lại và tấn công vào da và từ đó gây mụn

1. Vệ sinh khăn như thế nào? 

Một chiếc khăn nên được vệ sinh sau 3 lần sử dụng và thay mới sau 3 tháng. Để vệ sinh khăn tại nhà, bạn có thể áp dụng các bước sau: 

  • Ngâm khăn trong dung dịch nước muối pha loãng trong 10 phút rồi võ kĩ.
  • Giặt khăn lại bằng xà phòng, vò kĩ và xả sạch bằng nước lạnh.
  • Luộc lại khăn với nước sôi trong 10 phút để khử sạch vi khuẩn.
  • Vắt khăn khô và phơi ở nơi thoáng mát, có đủ ánh mặt trời. 
Khăn tắm cần được vệ sinh sau 3 lần sử dụng và thay mới sau 3 tháng.

2. Cách bảo quản khăn 

Môi trường nhà tắm thường ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Vì vậy, bạn không nên phơi khăn ở đây. Tốt nhất, bạn nên đem khăn ra ban công để phơi mỗi khi sử dụng xong. Trong trường hợp nhà không có nhiều ánh nắng, bạn có thể phơi khăn ở những nơi thoáng mát trong nhà. Nhờ vậy, vi khuẩn sẽ không sinh sôi, tuổi thọ của khăn cũng sẽ được kéo dài hơn. 

Khăn tắm cần được phơi ở nơi thoáng mát.

3. Những lưu ý khi sử dụng khăn tắm 

Bạn nên tách bạch ra khăn mặt riêng và khăn tắm riêng, không nên dùng một chiếc khăn cho cả cơ thể. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng chung khăn với những người khác dù đó có là người nhà. Điều này sẽ hạn chế những bệnh lây qua da. Cuối cùng nếu khăn xuất hiện những vết ố không thể gột tẩy bằng xà phòng thì bạn nên nhanh chóng vứt chiếc khăn đó đi và thay mới. 

Bạn không nên sử dụng khăn tắm chung với người khác để hạn chế nguy cơ bệnh ngoài da.

Bài liên quan

News feed