Ngày Cá tháng Tư và những trò đùa nổi tiếng nhất trong lịch sử

Ngày Quốc tế nói dối hay ngày Cá Tháng tư là một trong những ngày lễ thú vị bậc nhất trong năm, cũng là thời điểm ra đời những trò đùa oái oăm, dở khóc dở cười.

Hashtag: Cá tháng Tư 1/4

Dưới đây là những pha "đùa dai" nổi tiếng nhất trong lịch sử, cả về tầm ảnh hưởng lẫn về số lượng người bị "ăn quả lừa" trong ngày Quốc tế nói dối.

1. Vụ thu hoạch mì spaghetti Thụy Sĩ

Thu hoạch mỳ spaghetti... từ trên cây???

Đây là một trong những trò đùa mang tầm cỡ quốc gia lâu đời nhất lịch sử. Vào ngày 1/4/1957, kênh truyền hình tin tức Panorama của đài BBC đưa tin các điều kiện tự nhiên thuận lợi và không có sâu bệnh nên các nông dân Thụy Sĩ đã có một vụ mùa bộ thu những ... sợ mì spaghetti.

Thậm chí, trong bản tin, Pamorama còn đưa kèm đoạn video chiếu cảnh các nông dân Thụy Sĩ đang thu hoạch sợi mì spaghetti từ trên cây xuống giỏ. Hàng trăm khán giả xem truyền hình đã tin "sái cổ" và gọi đến BBC nhờ tư vấn cách trồng cây mì spaghetti.

Hãng tin "cù nhây" này chưa dừng lại, họ thản nhiên hướng dẫn những người gọi đến rằng: “Hãy lấy một cọng mì làm giống và cho vào hộp chứa nước sốt cà chua, kế đó hãy .. cầu nguyện để hi vọng cây mì spaghetti sẽ "đâm chồi nảy lộc" thành công”. Cuối cùng thì những người nghe theo cũng có một phen "chưng hửng" khi cuối ngày, hãng tin BBC đã cho đăng tải thông báo rằng, đó chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư mà thôi.

2. Dùng túi nilon để biến ti vi đen trắng thành ti vi màu

Trùm nilon lên để biến tivi đen trắng thành tivi màu, vậy cũng có người tin sao!

Số là vào năm 1962, thời đấy thì kỹ thuật truyền hình, phim ảnh và ti vi là siêu khan hiếm. Cả nước Thụy Điển chỉ có duy nhất một kênh truyền hình đen trắng trên TV. Kjell Stensson. Dĩ nhiên là người dân cả nước rất hâm mộ kênh truyền hình này. Vào ngày 1/4 năm ấy, nhân viên kỹ thuật của Đài đã thông báo một thông tin là nước này đã thành công có được kỹ thuật mới giúp người xem có thể nhìn thấy tất cả màu sắc sống động trên các chương trình truyền hình.

Vậy điều cần làm là gì? rất đơn giản, chỉ cần bọc một lớp túi nilon ra ngoài màn hình ti vi, thế là bạn có thể xem đủ màu sắc thay vì chỉ có hình đen trắng. Hàng nghìn khán giả cả nước đã tin lấy tin để vào thông này và đồng loạt úp nilon vào tivi để xem truyền hình có màu. Dĩ nhiên là không có màu sắc kỳ diệu nào xảy ra cả, cuối cùng tất cả đều nhận ra là mình đã bị lừa song cũng chẳng làm gì hơn được. Điều an ủi là 8 năm sau đó, công nghệ truyền hình đã thành công với các tín hiệu cho phép truyền hình màu trở thành sự thực.

3. Thời điểm trái đất trở thành không trọng lượng 

Nhiều người chữa thẹn bằng cách tuyên bố mình thực sữ đã bay được (ảnh minh họa).

Trò đùa quốc gia tiếp theo là vào  1/4/1976, lần này thì người Anh là "nạn nhân". Cụ thể, nhà thiên văn học Patrick Moore đã lên kênh BBC 2, kênh truyền hình nổi tiếng nhất Anh Quốc lúc bấy giờ và tuyên bố rằng: Vào 9h47 ngày 1/4 sẽ có một điều chưa từng có trong lịch sử xảy ra. Đó là lúc sao Diêm Vương sẽ đi qua sao Mộc và khiến cho  lực hút của Trái đất bị suy giảm trong một khoảnh khắc đủ để ai ra đường lúc đó bay bồng bềnh trong không trung vì rơi vào trạng thái không trọng lực.

Cần biết rằng, vào thời gian đó thì việc khoa học vũ trụ và bay vào không gian đang là sự kiện "hot" bậc nhất toàn thế giới. Thế nên, đã có hàng ngàn người căn giờ, đổ ra đường để được tận mắt cảm nhận điều kỳ diệu ấy. Cuối cùng thì chẳng có pha "không trọng lực" nào cả, nhưng sau thời điểm đó, BBC vẫn nhận được một số cuộc gọi cho biết, họ thực sự đã bay vèo vèo trong trạng thái không trọng lực. Quả là những pha "chữa thẹn" đi vào lòng đất.

4. Mang nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison ra làm trò đùa 

Thomas Edison có rất nhiều phát minh vĩ đại, nhưng máy làm ra thức ăn từ không khí thì chưa nhé!

Thomas Edison là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại nhưng vào ngày 1/4 năm 1878, ông đã bị lôi ra làm "trò đùa" của biên tập viên báo The Daily Graphic. Tờ báo Mỹ xuất bản đúng ngày 01/04 năm đó đã công bố một tin rất sốc: “Thomas Edison đã phát minh ra máy chế tạo thức ăn”.

Tức là, chiếc máy thần kỳ có thể làm ra đủ loại đồ ăn từ thịt, rau, bánh trái và cả rượu mà chỉ cần dùng đến nguyên liệu là không khí, nước và đất. Thậm chí bài viết còn đăng tải mô hình cùng cơ cấu hoạt động của cỗ máy và kết luận, nó sẽ giải quyết vấn đề đói nghèo của nhân loại trong tương lai.

Cuối bài thì tờ tạp chí này đã có chú thích là đây chỉ là trò đùa mà thôi, song có rất nhiều người bỏ sót lời phân trần ấy. Họ vội vàng gửi thư từ khắp nơi trên nước Mỹ tới hỏi Thomas Edison về sự thật, thậm chí có nhiều thư là đơn đặt hàng.

Phải mất vài ngày sau, những người tin rằng có cỗ máy mới biết mình "ăn cú lừa". Đích thân Thomas Edison sau đó cũng đã viết một bức thư để đính chính về thông tin này trên chính trang Daily Graphic.

5. Chuẩn bị 4 năm cho màn giả núi lửa phun trào

Porky Bickar và những người bạn đã có pha dọa "vỡ mật" người dân bằng một vụ phun trào núi lửa giả.

Núi lửa Edgecumbe, nằm ở Sitka, Alaska, Hoa Kỳ đã ngủ yên hơn 9.000 năm nhưng vào ngày 1/4/1974, bỗng nhiên một cột khói đen cực lớn bốc lên từ phía đỉnh núi Edgecumbe. khiến tất cả người dân tá hỏa bỏ chạy. Cảnh sát được lệnh sơ tán người dân ra khỏi khu vực sinh sống trong khi các nhà chức trách vào cuộc điều tra.

Khoảng một giờ sau, thì sự thật được phơi bày, hóa ra ngọn núi lửa Edgecumbe vẫn ngủ yên như hàng nghìn năm trước nay còn cột khói bốc lên từ miệng núi lửa thực ra là một trò chơi khăm "liều lĩnh" của ông Porky Bickar - một cư dân nơi đây và những người bạn.

Người đàn ông này và "cộng sự" đã dùng tới 70 chiếc lốp xe cũ, thậm chí dùng cả trực thăng để rải lốp xe ra khắp xung quanh miệng núi lửa rồi châm lửa đốt, tạo ra những cột khói lớn bốc lên từ miệng núi lửa và hù cho dân chúng một phen sợ "vỡ mật". Bickar đã mất tới 4 năm để chuẩn bị cho trò đùa "nhây" này. Quả là một pha đánh lừa công chúng cực kỳ công phu.

6. Đem cả tổng thống và biểu tượng quốc gia rao bán

Đem chuông bảo vật quốc gia đi bán cho hãng đồ ăn nhanh.

Có những thứ chỉ có thể xảy ra ở Mỹ, khi mà người ta dám đem cả tổng thống và bảo vật quốc gia ra làm trò đùa. Ngày 1/4/1996, hãng đồ ăn nhanh Taco Bell mua hẳn một trang trên tờ New York Times để đăng bài quảng cáo rằng, họ đã mua lại toàn bộ chiếc chuông Tự do tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ.

Theo thông tin hãng này đưa ra thì nước Mỹ lâm vào cảnh nợ nần và phải bán chiếc chuông - báu vật quý giá nhất của nước Mỹ nhằm giải quyết vấn đề nợ công chồng chất. Không những thế, Taco Bell còn thông báo sẽ đổi tên chuông Tự do thành Chuông Taco Liberty Bell (Chuông Taco Bell tự do).

Hàng ngàn người dân Mỹ  đã kịch liệt phản đối điều này. Họ gọi điện tới bảo tàng kêu gọi giải thích, không ít người còn yêu cầu nhà chức trách phải chịu trách nhiệm về việc này. 

Bán tượng đài tổng thống Lincoln cho hãng ô tô Ford.

Tưởng rằng làn sóng phản đối của công chúng sẽ làm trò đùa sớm kết thúc, nhưng không, Phát ngôn viên chính phủ là ông Mike McCurry còn "nhây" thêm khi tuyên bố xanh rờn: “Vâng, chiếc chuông đã được bán và chúng tôi còn bán cả tượng đài tổng thống Lincoln cho hãng Ford với giá 500 triệu USD cơ, sau này, có thể họ sẽ đổi tên là tượng đài Abraham Lincoln Ford cũng không biết chừng”.

Trò đùa dai này đã tạo ra một cơn phẫn nộ thực sự lan truyền khắp nước Mỹ. Cuối cùng thì chiều cùng ngày, đích thân hãng Taco Bell đã lên tiếng để giải thích đó chỉ là một trò đùa nhân dịp Cá tháng Tư mà thôi. Trò đùa này có vẻ không được vui cho lắm nên hãng này tuyên bố sẽ ủng hộ 50.000 USD cho việc giữ gìn quả chuông để xoa dịu dư luận.

Bài liên quan

News feed