Nhật Bản bước đầu tạo nên thịt bò Wagyu từ công nghệ in sinh học 3D: Ngày ăn thịt bò mà không cần bò thật sắp tới rồi

Loại thịt bò Wagyu nhân tạo này còn được các nhà khoa học điều chỉnh thành phần chất béo và chất hữu cơ trong miếng thịt bò cho phù hợp với yêu cầu người mua.

Gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Osaka của Nhật Bản công bố về việc đã tìm ra cách để in 3D thịt bò Wagyu trong phòng thí nghiệm – một bước tiến lớn trong việc tạo ra những miếng thịt nuôi cấy do con người tạo ra từ tế bào gốc của vật chủ là bò Wagyu. Công nghệ in 3D sinh học cho phép các nhà khoa học thiết lập được cấu trúc vân cẩm thạch (còn gọi là sashi) đặc trưng của thịt bò Wagyu, đây cũng là điểm khác biệt với các loại thịt bò khác của loạt thịt xa xỉ này.

Thịt bò Wagyu là loại thịt hết sức đắt đỏ.

Để tạo ra miếng thịt bò giống thật nhất về mọi mặt, các nhà khoa học đã cô lập các tế bào thịt bò, rồi sắp xếp cách xếp chồng lên nhau của các cơ, mạch máu và chất béo. Cuối cùng là xếp lớp các cấu trúc tế bào để giống với mô thật của thịt bò sống, sau đó định hình những mô này thành dạng miếng bít tết ngon lành.

Nhật Bản bước đầu tạo nên thịt bò Wagyu từ công nghệ in sinh học 3D (hình minh họa).

Thịt bò Wagyu được xem là "cực phẩm" trong các loại thịt với giá khoảng 200 USD/pound (0.45359237 kg), một con bò Waguy trưởng thành cũng có giá hơn 30.000 USD. Năm 2019, xuất khẩu bỏ bò Wagyu của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 268,8 triệu USD lợi nhuận và loại thịt này thường chỉ những nhà hàng sang trọng hoặc giới nhà "siêu giàu" mới dùng làm thực phẩm thường xuyên.

Với việc một miếng bít tết Wagyu có thể được in 3D chính xác được coi là một bước tiến lớn trong việc đưa thịt được nuôi cấy giống với thịt thật nhiều nhất. Việc nguồn gốc của thịt bò Wagyu nhân tạo của Nhật  là thịt thật cũng giúp nó khác biệt với các loại thịt dựa trên thực vật đến từ các công ty Beyond Meat hay Impossible Foods.

Bò Wagyu nổi tiếng.

Đây là miếng thịt bò Wagyu đầu tiên được in 3D, nhưng việc theo đuổi việc làm ra thịt nhân tạo đã được rất nhiều các nhà khoa học và các công ty thực phẩm công nghệ cao theo đuổi. Tháng 2/2021, nhà khoa học Aleph Farms và Khoa Kỹ thuật Y sinh tại Viện Công nghệ Techion Israel  cũng đã sử dụng tế bào của bò thật và công nghệ in sinh học để nuôi cấy và tạo hình ra bít tết ribeye.

Bài liên quan

News feed