Nhà hàng Pop-Up: Kiểu nhà hàng "tạm bợ" nhưng vô cùng độc đáo của thế giới

Nhà hàng Pop-Up có thể được xây dựng ở bất cứ đâu: một nhà kho cũ, tầng thượng của một tòa nhà nào đó hay thậm chí có nơi còn được xây trong một cái chuồng cũ.

Hashtag: Ẩm thực thế giới Tinh hoa ẩm thực Văn hóa ẩm thực

Nhà hàng Pop-Up là gì?

Pop-Up có nghĩa là xuất hiện bất thình lình trong một khoảng thời gian có hạn. Vì vậy, nhà hàng Pop-Up có thể hiểu là nhà hàng thời vụ, mở ra trong một thời gian ngắn tại một địa điểm mang tính tạm thời.

Nhà hàng Pop-Up được xem là cơ hội lý tưởng để giới thiệu tài năng của đầu bếp, để giới thiệu món ăn mới mà cần phải đầu tư quá nhiều vào địa điểm, thiết bị hay nhân công. 

Pop-Up mang đến trải nghiệm ẩm thực mới lạ.

Trên thực tế, thuật ngữ nhà hàng Pop-Up không quá mới mẻ. Chúng bắt nguồn từ những năm 1960-1970 khi quán ăn được kết hợp với club. Tuy nhiên, ngày nay, nhà hàng Pop-Up đã có sự thay đổi khá nhiều về diện mạo cũng như chức năng của chúng.

Ban đầu nhà hàng Pop-Up thường bị gắn với các xe bán đồ ăn lưu động nhưng dần dà nhà hàng Pop-Up đã có nhiều thay đổi khác biệt và nổi lên như một xu hướng trong ngành FnB. Theo khảo sát What’s Hot của Hiệp hội Nhà hàng Mỹ, nhà hàng Pop-Up là một trong những xu hướng lớn nhất trong năm 2012. 

Những điều khác biệt của nhà hàng Pop-Up?

Điểm đặc biệt nhất của nhà hàng Pop-Up là concept của chúng. Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức Pop-Up ở một quầy bán di động, một nhà hàng hạng sang hay thậm chí là ngay trên tầng thượng. Miễn là không gian an toàn để nấu và phục vụ thức ăn, nơi đó có thể trở thành một nhà hàng Pop-Up.

Nhà hàng Pop-Up có thể được dựng trên tầng thượng...
... Hoặc ở sa mạc.

Một số đầu bếp thường lựa chọn mở nhà hàng Pop-Up để giới thiệu tài năng của họ cho nhiều người cũng như thu hút người đầu tư. Một số khác thường chạy thử nghiệm nhà hàng Pop-Up trước khi đầu tư vào một cơ sở cố định. Vì vậy, những nhà hàng Pop-Up phụ thuộc khá nhiều vào mạng xã hội để gửi thông điệp đến thực khách.

Ngoài ra, thực đơn tại nhà hàng Pop-Up thường khá đa dạng, chủ yếu là những món ăn mới, độc đáo mà bạn khó có thể tìm thấy ở các nhà hàng truyền thống. Bên cạnh đó, nhiều nơi còn thường xuyên tổ chức sự kiện trong những ngày cuối tuần hoặc các dịp lễ, Tết nhằm thu hút đông đảo du khách. Dù vậy thì một số nhà hàng Pop-Up chỉ mang tính chất tạm thời, hoạt động trong một buổi tối, một tuần hoặc một tháng nhằm mục đích gây quỹ, tạo thương hiệu hay chạy thử nghiệm mà thôi.

Đầu bếp thường phục vụ những món ăn độc đáo.
Miễn là không gian an toàn để nấu và phục vụ thức ăn, nơi đó có thể trở thành một nhà hàng Pop-Up

Thông thường, thực khách sẽ phải đặt chỗ trước để phục vụ ở các nhà hàng Pop-Up. Giá ở các nhà hàng Pop-Up không rẻ nhưng, ví dụ như ở Việt Nam, giá để thưởng thức bữa ăn ở nhà hàng Pop-Up cũng lên tới cả triệu đồng. Dù vậy không ít người sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm ẩm thực độc đáo và khó có thể tìm lại bơi sự thời vụ.

Dù có nhiều điểm linh động mới mẻ nhưng nhà hàng Pop-Up cũng có nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như việc nhà hàng Pop-Up có thành công hay không, có được biết đến hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có khả năng truyền thống tốt hay không.

Ảnh minh họa.

Vài năm gần đây, Việt Nam cũng đã xuất hiện mô hình nhà hàng Pop-Up trong các tuần lễ ẩm thực hoặc để quảng bá thương hiệu. Chẳng hạn năm 2015, 2016 một thương hiệu bia và rượu tequila đã mở một nhà hàng Pop-Up về món Mexico tại quận 1 với mức giá 1,3 triệu đồng đã bao gồm cocktail.

Ngoài ra vào cuối tháng 10 năm 2017, nhóm chuyên gia ẩm thực One Star House Party cũng từng đến Sài Gòn và xây dựng các một nhà hàng Pop-Up tại đây. Vấn đề duy nhất của nhà hàng Pop-Up tại Việt Nam là việc quảng bá chỉ diễn ra trong một nhóm và cộng đồng nhỏ - thường là cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam nên không nhiều người có thể tiếp cận. Dù vậy đây vẫn là trải nghiệm ẩm thực mới mẻ và đáng thử, hứa hẹn sẽ mở rộng hơn trong tương lai ở Việt Nam.

Bài liên quan

News feed