Bản đồ mặt mụn giúp xác định lý do bạn bị nổi mụn ở từng vị trí cụ thể

Mỹ Duyên Đăng lúc: Thứ năm, 07/01/2021 17:57 (GMT +7)
Bản đồ mặt mụn này sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao mình bị nổi mụn ở vị trí nào đó trên mặt.
Hashtag #Chăm sóc da mụn #BEAUTORY #Chăm da họa mặt

Y học cổ truyền phương Đông cụ thể là Trung Quốc cho rằng vị trí xuất hiện những nốt mụn có liên quan đến những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong cơ thể. Từ vị trí xuất hiện của mụn, chúng ta có thể biết được cơ quan nào của cơ thể đang có vấn đề.

Bác sĩ Da liễu Rachel Nazarian ở New York cho biết: "Chúng tôi biết rằng mụn trứng cá thực sự là một bệnh da nhiều yếu tố phức tạp, biểu hiện một phần từ các quá trình xảy ra trên da, thường là kết quả trực tiếp của các tín hiệu từ bên trong cơ thể... Bản thân cơ thể có thể gửi những tín hiệu này do các nguyên nhân tự nhiên như hormone bình thường hoặc chúng có thể được kích hoạt bởi cảm xúc, căng thẳng, thức ăn và thuốc".

Bản đồ mặt mụn giúp xác định lý do bạn bị nổi mụn ở từng vị trí cụ thể - Ảnh 1
Bản đồ mặt mụn giúp xác định lý do bạn bị nổi mụn ở từng vị trí cụ thể - Ảnh 1

Một số xu hướng nổi mụn ở các khu vực cụ thể có thể là lời gợi ý về tình trạng sức khỏe của bạn. Ví dụ, mụn ở quai hàm và cằm thường có xu hướng do nội tiết tố...

Dưới đây là lý do mặt bạn bị nổi mụn ở những từng vị trí:

Mụn nổi ở đường chân tóc

Trường hợp này bạn cần cân nhắc xem xét kỹ hơn các sản phẩm chăm sóc tóc chứ không phải sản phẩm chăm sóc da. Những sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần gốc dầu sẽ chặn dầu hoặc bã nhờn tự nhiên trong nang lông thoát ra ngoài và do đó gây ra mụn.

Bạn nên dùng tay hoặc khăn mặt để che chắn khuôn mặt khi sử dụng các sản phẩm dành cho tóc, chuyển sang sử dụng các sản phẩm không gây mụn và thường xuyên sử dụng dầu gội làm sạch. 

Mụn ở đường chân tóc là do sản phẩm chăm sóc tóc gốc dầu.
Mụn ở đường chân tóc là do sản phẩm chăm sóc tóc gốc dầu.

Mụn trên má

Mụn trên má thường liên quan đến vỏ gối, điện thoại và ngón tay bẩn. Hãy đảm bảo thay áo gối ít nhất một lần một tuần, khử trùng điện thoại thường xuyên hoặc sử dụng tai nghe để gọi điện và không để tay lên mặt nhé!

Mụn nổi ở cằm và hàm

Mụn ở cằm và quai hàm thường do nội tiết tố. Sự biến động của hormone và nội tiết tố androgen dư thừa sẽ kích thích quá mức các tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Những tắc nghẽn này sau đó dẫn đến mụn đỏ, sưng tấy, thường ở nửa dưới của khuôn mặt. Điều này có thể xảy ra một tuần trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt, hoặc kết hợp với việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai. 

Bản đồ mặt mụn cho biết mụn nổi ở cằm và hàm là do nội tiết tố.
Bản đồ mặt mụn cho biết mụn nổi ở cằm và hàm là do nội tiết tố.

Lưu ý rằng sức khỏe đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến kích thích tố, cũng như các loại sữa và đường. Nếu bạn bị mụn nội tiết tố nhiều hãy thăm khám da liễu để bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị bao gồm chế độ ăn uống, sử dụng sản phẩm trị mụn hoặc thuốc uống. Bạn nên tìm các sản phẩm có axit salicylic hoặc benzoyl peroxide sẽ có lợi cho việc điều trị.

Mụn ở mũi hoặc trán

Cả trán và mũi của bạn đều có nhiều tuyến dầu. Tuyến dầu bị kích thích làm bít tắc lỗ chân lông có thể dẫn đến tình trạng mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng adapalene để giữ cho lỗ chân lông không bị tắc nghẽn.

Căng thẳng có thể gây mụn ở trán và mũi.
Căng thẳng có thể gây mụn ở trán và mũi.

Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở đây, vì các hormone căng thẳng gây ra lượng dầu ở vùng da đã nhờn. Bạn nên giữ tay không chạm vào mặt, cũng như sử dụng các sản phẩm không gây mụn chứa thành phần như AHA và BHA để giữ cho lỗ chân lông của bạn thông thoáng nhất có thể. 

Xua tan da mụn với 5 loại tinh dầu trị mụn hiệu quả Bật mí 4 loại sản phẩm tẩy trang tốt nhất dành cho da mụn Top 5 kem chống nắng dành cho da mụn được nhiều người lựa chọn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp