Đồ hiệu thì chắc chắn được mua với cái giá rất "chát" nhưng không phải trang phục quần áo hàng hiệu nào cũng đủ chất lượng để bạn có thể thoải mái quăng quật hay giặt xả tự do. Đặc biệt, với các món đồ hiệu có chất liệu nhạy cảm thì càng khó bảo quản hơn. Nếu vẫn nghĩ trước giờ mình đang bảo quản quần áo hàng hiệu đúng cách thì 10 lý do sau đây sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn.
"Nước hoa tươi" là thuật ngữ để chỉ thành phần nước hoa còn lưu lại trên vải sau khi xịt, được chứng minh có thể làm phai màu quần áo. Vì vậy, khi xịt nước hoa, bạn nên xịt trực tiếp lên da, đợi lớp cồn khô đi rồi mới mặc quần áo. Như vậy, hiện tượng những đốm trắng nhỏ trên quần áo sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen giữ quần áo lại vì mùi nước hoa còn vương trên đó nhưng đây là một sai lầm nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến màu vải và có thể làm hỏng một số chất liệu mỏng.
Khi mặc một số loại vải dễ nhăn như len, cotton, sợi tổng hợp polyester và acrylic mà còn đeo ba lô, sẽ xảy ra hiện tượng nhăn quần áo đáng kể ở mặt lưng áo. Chất liệu của balo thường dày và đanh hơn nên trong quá trình cọ xát, chúng làm nhăn và sần bề mặt quần áo. Tưởng tượng rằng đó là một chiếc áo hiệu thì trong vòng vài tháng thì mặt lưng sẽ bị bào mỏng, xù lông đi trông thấy.
Nguyên lý hoạt động của con lăn sợi vải là dùng bề mặt được phủ keo để lấy sợi vải bám trên bề mặt quần áo. Tuy nhiên trong quá trình tiếp xúc với ngoại cảnh, bề mặt con lăn cũng sẽ dính một số bụi tổng hợp rồi mắc vào bề mặt vải, ảnh hưởng đến tính liên kết sợi dệt.
Nhiều người có thói quen cởi áo bằng cách túm lấy phần cổ và kéo lên, động tác này dễ làm phần cổ bị kéo giãn, lâu ngày sẽ gây mất phom. Thay vì vậy, hãy cầm vạt áo và kéo từ dưới lên, phần vạt áo đủ rộng, không cần thiết để nới rộng như cổ áo.
Theo đúng khuyến cáo, đối với sợi tơ nhân tạo thì phải lộn trái mặt quần áo lại để là. Nếu là mặt ngoài, chất keo liên kết sợi tơ sẽ chảy ra, khiến vải quần áo bị bóng loáng một cách khó chịu, không còn thẩm mỹ nữa, điều này thường xảy ra với các loại lụa pha, vải nhung,... Ngoài ra, một số loại tơ nhân tạo không thể chịu được nhiệt nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản in trên tem áo khi mua về.
Vai lanh được làm từ sợi thiên nhiên nên có điểm yếu là rất dễ nhăn khi đã giặt khô. Mẹo ở đây là hãy là ẩm bề mặt vải bằng vòi xịt tạo sương, sau đó là ở nhiệt độ thấp cho đến khi bề mặt vải căng ra. Sau khi là thì hãy để vải khô tự nhiên, mắc lên không trung hoặc để trên bề mặt phẳng, không bị tác động để tránh bị nhăn trở lại.
Quần áo sẫm màu được khuyên nên giặt bằng nước lạnh và giặt nhanh, không nên ngâm lâu trong chất tẩy rửa và cả nước xả vải. Những quần áo sẫm màu thường được nhuộm với nồng độ chất nhuộm đậm đặc nên dễ gây ra hiện tượng phai màu, loang màu.
Nhiều người vẫn thường truyền tay nhau rằng nên hạn chế giặt đồ jeans vì sẽ làm giảm tuổi thọ quần áo và phai màu nhanh hơn. Tuy nhiên, trường hợp không đúng với một số dáng quần skinny, ôm sát vào chân. Trong quá trình mặc, các sợi cotton trong quần jeans sẽ giãn ra và làm quần áo nhanh bị rộng, đặc biệt là ở cùng eo và bắp đùi. Quá trình giặt sẽ khiến sợi cotton co rút lại và giữ phom quần tốt hơn.
Thời gian dành cho ngâm giặc một số loại vải:
Phụ kiện hoặc khoá kéo kim loại có thể làm rách, xước những loại quần áo mỏng. Vì vậy, đừng nên để chúng ở mặt phải và giặt chung với áo thun, sơ mi cotton hay đồ lót.
Bình luận