Cách làm sạch vỏ gối lụa đúng cách cho vải luôn mịn mượt, bền đẹp

Hạ Vũ Đăng lúc: Thứ ba, 20/07/2021 22:04 (GMT +7)
Vỏ gối bằng lụa rất êm ái, mịn mượt, nhưng để làm sạch vỏ gối lụa thì bạn sẽ phải “nâng niu” nhẹ nhàng, kết hợp với các bước bảo quản nó luôn bền đẹp.
Hashtag #Làm sạch nhà #Mẹo làm sạch #Mẹo làm sạch nội thất #LIFESTYLE #Sống đẹp sống nhàn

Vỏ bọc gối là một trong những thứ có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về da như dị ứng, nổi mụn trứng cá,... Nguyên nhân là do mồ hôi, bụi bẩn từ cơ thể, ngay cả khi bạn đã tắm rửa sạch sẽ thì những sản phẩm chăm sóc da vẫn có thể dính lên áo gối của bạn. Theo thời gian, chúng tích tụ lại và trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vì vậy, ít nhất mỗi tuần một lần, bạn nên giặt vỏ bọc gối nhé!

Đối với chất liệu cotton thì sẽ dễ dàng hơn trong việc làm sạch, tuy nhiên nếu bạn đang dùng vải bọc gối bằng lụa thì chắc chắn chúng sẽ “khó chiều” hơn. Lụa êm ái, mịn mượt nhưng để giặt lụa thì bạn phải rất nhẹ nhàng, kết hợp với những bước sau để bảo quản nó luôn bền đẹp.

Lụa êm ái, mịn mượt nhưng để giặt lụa thì bạn phải rất nhẹ nhàng, kết hợp với những bước sau để bảo quản nó luôn bền đẹp.
Lụa êm ái, mịn mượt nhưng để giặt lụa thì bạn phải rất nhẹ nhàng, kết hợp với những bước sau để bảo quản nó luôn bền đẹp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sạch vỏ gối lụa

- Xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ

- Túi lưới giặt đồ (tùy chọn)

- Giấm trắng chưng cất

- Giá phơi đồ

- Bàn là

Những gì bạn cần chuẩn bị để giặt sạch vỏ bọc gối bằng chất liệu lụa tơ tằm.
Những gì bạn cần chuẩn bị để giặt sạch vỏ bọc gối bằng chất liệu lụa tơ tằm.

Hướng dẫn thực hiện làm sạch vỏ gối lụa

01. Lựa chọn giữa giặt tay và giặt máy

Lụa có thể giặt được bằng tay hoặc giặt trong máy giặt. Nếu bạn sử dụng máy giặt, hãy sử dụng chu trình nhẹ nhàng và đặt áo gối lụa vào trong túi lưới. Điều này sẽ bảo vệ nó khỏi bị kẹt từ khóa kéo quần áo hay các chi tiết gồ ghề trong máy.

Khi giặt tay, hãy thao tác thật nhẹ nhàng, không vắt hay xoắn vải. Vải lụa bền khi khô nhưng yếu hơn rất nhiều khi sợi bị ướt.

Khi giặt tay, hãy thao tác thật nhẹ nhàng, không vắt hay xoắn vải. Vải lụa bền khi khô nhưng yếu hơn rất nhiều khi sợi bị ướt.
Khi giặt tay, hãy thao tác thật nhẹ nhàng, không vắt hay xoắn vải. Vải lụa bền khi khô nhưng yếu hơn rất nhiều khi sợi bị ướt.

02. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng

Một số chất tẩy rửa, bột giặt có hóa chất "khắc nghiệt" với lụa và sẽ để lại cảm giác thô ráp, dễ xước nên bạn hãy chọn dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng, có thể là loại dành riêng cho vải len, vải lụa hoặc bột giặt cho làn da nhạy cảm của em bé.

Chọn dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng, có thể là loại dành riêng cho vải len, vải lụa hoặc bột giặt cho làn da nhạy cảm của em bé.
Chọn dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng, có thể là loại dành riêng cho vải len, vải lụa hoặc bột giặt cho làn da nhạy cảm của em bé.

03. Xử lý trước các vết bẩn trên vỏ gối lụa

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vệt bẩn trên áo gối lạ của mình, vì vậy hãy kiểm tra chúng trước khi cho vào máy hoặc giặt tay. Chỉ cần dùng ngón tay chấm một ít chất tẩy rửa vào vị trí bị vàng ố. Để yên như vậy trong 15 phút trước khi giặt, điều này giúp cho nó có thời gian để hoạt động trên vết bẩn. Sau đó giặt bình thường.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng chất tẩy clo, hóa chất này sẽ làm hỏng các sợi vải lụa vĩnh viễn, sau một thời gian bạn sẽ thấy sợi vải bị ố và mục rã.

Chỉ cần dùng ngón tay chấm một ít chất tẩy rửa vào vị trí bị vàng ố. Để yên như vậy trong 15 phút trước khi giặt.
Chỉ cần dùng ngón tay chấm một ít chất tẩy rửa vào vị trí bị vàng ố. Để yên như vậy trong 15 phút trước khi giặt.

04. Sử dụng nước lạnh

Nước lạnh là lựa chọn tốt nhất để giặt vải lụa. Sử dụng nước nóng sẽ làm biến dạng các sợi vải mỏng manh.

Nước lạnh là lựa chọn tốt nhất để giặt vải lụa. 
Nước lạnh là lựa chọn tốt nhất để giặt vải lụa. 

05. Thêm giấm vào quá trình giặt

Cho dù bạn giặt tay hay giặt máy, hãy luôn thêm một ít giấm trắng chưng cất vào nước. Giấm sẽ giúp loại bỏ cặn xà phòng giúp cho sợi vải lụa được mềm mượt.

Đối với giặt tay, sử dụng khoảng 1/4 cốc giấm trắng trong nước rửa. Đối với giặt máy, thêm 1/2 - 1 cốc giấm vào ngăn chứa nước xả vải tùy thuộc vào lượng đồ giặt.

Giấm sẽ giúp loại bỏ cặn xà phòng giúp cho sợi vải lụa được mềm mượt.
Giấm sẽ giúp loại bỏ cặn xà phòng giúp cho sợi vải lụa được mềm mượt.

06. Tránh máy sấy 

Tơ lụa không thích hợp để làm khô bằng nhiệt độ cao. Cách tốt nhất để làm khô áo gối lụa là phơi trên giá, tránh xa nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu bạn đang vội, hãy sấy ở chế độ nhiệt thấp nhất của máy sấy và lấy ra khi nó vẫn còn hơi ẩm. Phơi lên giá một lúc để làm khô bằng không khí.

Cách tốt nhất để làm khô áo gối lụa là phơi trên giá, tránh xa nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. 
Cách tốt nhất để làm khô áo gối lụa là phơi trên giá, tránh xa nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. 

07. Bảo quản vỏ gối lụa

Khi cất vỏ gối lụa, đừng bao giờ gấp thành hình vuông, hình chữ nhật có nếp gấp mạnh tay, điều này có thể làm yếu các sợi lụa. Tạo nếp gấp mềm mại hoặc cuộn áo gối trước khi đặt lên kệ để chúng không bị biến dạng.

08. Là vỏ bọc gối lụa

Nếu bạn cảm thấy áo gối quá nhăn, bạn có thể là (ủi) chúng ở nhiệt độ thấp nhất trên bàn là. Luôn sử dụng một miếng vải cotton trắng sạch giữa bàn là và vải lụa để tránh bị cháy xém. Các sợi lụa tơ tằm này đã bị cháy thì không thể phục hồi. Nên nhớ luôn là phẳng và không bao giờ ấn vào nếp gấp.

5 lý do bạn không thể bỏ qua giấm trắng muốn giặt quần áo sạch mà bền 5 công dụng bất ngờ của giấm trắng chưng cất trong công việc giặt là Nước oxy già, bí thuật để việc giặt giũ và làm sạch nhà nhanh mà hiệu quả
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp