Việc tái hiện một trang phục có thật trong lịch sử nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại là một thách thức với các nhà thiết kế. Và đương nhiên, ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood luôn có những bậc thầy nghiên cứu và tái hiện lại trang phục trong lịch sử. Cùng chiêm ngưỡng 10 trang phục trong lịch sử được tái hiện thành công trên màn ảnh rộng khiến người xem không khỏi bất ngờ.
Đây là một bộ phim lâu đời kể về cuộc đời của người cai trị nước Áo - Elisabeth ở Bavaria. Khán giả xem phim ấn tượng với một bộ trang phục giống hệt quần áo đời thực của nữ hoàng với thiết kế trễ vai và phần chân váy xòe to hết sức ấn tượng. Chiếc váy này từng được mô tả trong bức tranh của Franz Xaver Winterhalter vào năm 1865.
Tuy hạn hẹp về chi phí sản xuất nhưng các nhà thiết kế trang phục của bộ phim đã cho ra mắt nhiều thành quả ấn tượng, đặc biệt phải kể đến chiếc váy sa tanh bằng chất liệu lụa bóng với phần ngực đính nơ và kết hoa lộng lẫy của Glenn Close. Chiếc váy này gần giống với bộ trang phục mà Marquise de Pompadour đã mặc khi tạo dáng cho họa sĩ François Boucher.
Marilyn Monroe là nguồn cảm hứng bất tận cho làng thời trang. Và chiếc váy "trắc nết" nổi tiếng nhất cô mặc tại sinh nhật của Tổng thống Kennedy đã được các nhà thiết kế trang phục phim Marilyn & Bobby: Her Final Affair tái hiện lại gần như giống hệt. Vẫn là chất liệu mỏng tang dán sát vào người nhằm tôn lên đường cong và đính pha lê cầu kỳ nhưng bản trên phim được biến tấu để dày dặn hơn so với chiếc đầm gốc.
Trong bộ phim tiểu sử Liz: The Elizabeth Taylor Story (với sự tham gia của Sherilyn Fenn), các nhà thiết kế phục trang đã tái tạo lại nhiều bộ trang phục nguyên bản của diva nổi tiếng, trong đó có chiếc váy 2 dây màu trắng viền ren nữ ở trên ngực và dưới chân váy huyền thoại trong bộ phim năm 1958, Cat on a H.ot Tin Roof.
Do kinh phí hạn hẹp, các nhà thiết kế trang phục của The King’s Speech không thể tạo ra một bộ đồng phục thực sự cho nhà vua. Thay vào đó, họ thuê một bộ đồng phục của London’s Angels Costumes và mua dây đeo vai tại một khu chợ trời. Tuy nhiên, thành quả lại không thể chê vào đâu được.
Nhà thiết kế Jacques Azagury đã từng hợp tác với Công nương Diana ngoài đời, vì vậy mới có thể thiết kế được một trang phục tuyệt đẹp cho bộ phim cùng tên. Một tác phẩm tuyệt đẹp trong số đó là chiếc váy lụa màu ngọc lam của Versace mà Diana đã mặc tại buổi tối từ thiện ở Sydney năm 1996.
Ít ai biết, chiếc váy đỏ rực trong bộ phim truyền hình The Scandalous Lady W chỉ là bản sao chứ không phải trang phục lịch sử gốc từ bức tranh của Joshua Reynolds. Để sát sử nhất có thể, các NTK đã phải tái hiện chính xác chiếc váy theo từng đường viền nhỏ nhất.
Có rất nhiều tác phẩm chuyển thể trên màn ảnh dành nói về cuộc đời của Nữ hoàng Anh Elizabeth I, nhưng không phải tất cả đều có trang phục đúng với lịch sử. Sau tất cả, các tác phẩm mà nhà thiết kế trang phục làm cho bộ phim năm 1971 và năm 2018 đặc biệt đáng được ca ngợi vì gần như đạt được sự tinh tế và xa hoa của chiếc váy gốc.
Các nhà thiết kế trang phục của loạt phim The Crown đã thể hiện tâm huyết tuyệt vời trong tất cả các mùa. Họ cố gắng tái tạo trang phục của tất cả các thành viên trong hoàng gia Anh. Chiếc váy màu trắng trễ vai bồng bềnh mà Công chúa Margaret mặc khi chụp ảnh riêng với nhiếp ảnh gia Cecil Beaton là một ví dụ xuất sắc.
Một tuyệt phẩm khác là chiếc váy voan bồng bềnh màu xanh dương kết hợp với đôi găng tay trắng mà Nữ hoàng Elizabeth II mặc đến tiệc chiêu đãi cấp nhà nước được tổ chức cho vợ chồng Kennedy.
Bình luận