Tản mạn về tà áo dài Hà Nội trước năm 1954

Bánh bèo bồng bềnh Đăng lúc: Thứ sáu, 29/01/2021 10:49 (GMT +7)
Tết đến xuân về, cùng ôn lại những điển tích về "mốt" Hà Nội xưa, cũng như sự thay đổi của tà áo dài Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử.
Hashtag #Áo dài #Lịch sử thời trang #BEAUTORY #Thời trang

"Ăn Bắc, mặc Kinh" - câu thành ngữ xưa như gói gọn sự thanh lịch trong cách ăn dáng mặc của những người con đất Hà thành. Người Hà Nội mặc đẹp và kiểu cách nhưng không phô trương. Đó là cái đẹp của sự nền nã, kín đáo và vô cùng tinh tế.

Áo dài Tố Nữ - nét đẹp dịu dàng của con gái Hà Nội 

Năm 1902, Toàn quyền Đông Dương quyết định tổ chức hội chợ Đông Dương đầu tiên tại Hà Nội. Đã có rất nhiều nước thuộc địa từ châu Phi tới Đông Dương cùng nhau tham gia. Để mị dân, ban tổ chức hội chợ đã vẽ ra cuộc thi Hoa khôi với sự tranh tài của những cô gái Việt. Họ bắt các cô phải mặc áo dài Tố Nữ (áo dài 5 thân, 5 khuy) bằng chất liệu lụa, satin, hoặc những loại vải được dệt từ gỗ sồi (modal). 

Tiệm may ông phó Dùi ở phố Hàng Điếu là địa chỉ được ban tổ chức lựa chọn may đo y phục cho cuộc thi. Ông phó nổi tiếng từ lâu với tài cắt may số 1 đất Kinh kỳ. Ai tới nhà ông phó Dùi may cũng đều ca ngợi trang phục nhà ông sau khi hoàn thiện rất tôn dáng, vừa người, từng đường kim mũi chỉ đều tăm tắp. 

Tứ đại mỹ nhân Hà Nội xưa trong trang phục áo dài Tố Nữ
Tứ đại mỹ nhân Hà Nội xưa trong trang phục áo dài Tố Nữ

Họ còn truyền tai nhau rằng: Các bà các cô chỉ cần nói cho ông phó ý tưởng của mình, ngay lập tức, ông có thể cho ra đời những bộ y phục chẳng thua gì những tiệm may cao cấp tại Paris. 

Áo dài cách tân bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội

Đầu những năm 1930, nam thanh nữ tú Hà Nội có sự chuyển biến trong tư duy về trang phục. Người Pháp tiên phong khởi xướng cho quan điểm sống ưa tận hưởng, “vui vẻ trẻ trung” nên xu hướng ăn mặc kiểu mới, bắt "trend" phương Tây đã làm thay đổi cơ bản quan niệm thời trang ở Hà thành. Họ không còn ăn mặc kín đáo nữa mà trở nên yêu thích Âu phục đầy sự phóng khoáng, tân thời. Họ rời xa Việt Phục để chạy theo những bộ Âu phục với phom dáng mới lạ. Trong tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng ông đã mô tả trang phục thời kỳ này: "Đây là cái áo ỡm ờ... Đây là cái quần hãy chờ một chút! Đây là cái áo lót hót phú! Đây là cái cooc xê ngừng tay!". 

Cuốn Cô Kếu của Nguyễn Công Hoan còn miêu tả rõ hơn về cái sự đổi mới: "Cô Bạch Nhạn buồn lắm vì cổ hủ hết cách...Các bạn cô, cô Bích Ngọc thì đã được mặc quần trắng và áo sáu khuy. Cô Song Khê đã được cạo răng. Đế như cô Mộng Lê mà bà cụ cũng chịu để cho đánh phấn và mặc cáo màu nữa là! Ức nhất là quanh năm cô chỉ mặc đồ thâm như người có trở, trông tối sầm như bà cụ".

Sự cách tân của áo dài Le Mur so với phiên bản gốc. Áo Le Mur bị ảnh hưởng nhiều bởi âu phục Pháp
Sự cách tân của áo dài Le Mur so với phiên bản gốc. Áo Le Mur bị ảnh hưởng nhiều bởi âu phục Pháp

Mặc những chỉ trích từ bậc bề trên, các cô gái trẻ vẫn không thể bỏ qua niềm yêu thích dành cho các trang phục tân thời. Áo dài bị cất vào tủ, thay vào đó, họ mặc quần Tây, áo sơ mi cài cúc ra đường.  Lúc này, việc tôn vinh những giá trị truyền thống không còn là điều mà họ quan tâm nữa.

Trong bối cảnh đó, áo dài LeMur của nhà may Cát Tường có thể coi là người tiên phong trong công cuộc Âu hóa tà áo dài. Cát Tường tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Hà Nội) nhưng thất nghiệp. Cả ngày chẳng có việc gì làm Cát Tường lân la hết xóm ả đào Khâm Thiên. Bỗng một ngày ông nảy ra ý tưởng cách tân chiếc áo dài cũ, cổ sẽ khoét rộng hơn, hình lá sen, tay phồng giống đồ Pháp, nối vải, thân áo bó sát để tôn lên bộ ngực. Quần sẽ làm bằng sa tanh trắng nõn tôn lên vòng 3 mỹ miều của mỹ nhân.

Tranh biếm họa Áo dài Le Mur
Tranh biếm họa Áo dài Le Mur

Tuy nhiên, cái sự phô diễn cơ thể đó đi ngược lại hoàn toàn với tiêu chuẩn của con gái nhà lành. Nó hở hang quá, nó Tây quá! Nó không còn giữ được những nét e ấp làm nên đặc trưng của người thiếu nữ Kinh kỳ. 

Chẳng cô gái nào chịu mặc chiếc áo Le Mur. Cát Tường đành nghĩ ra một cách: Nhờ những cô đầu ở phố Khâm Thiên mặc Le Mur để đi quảng bá. Rồi để chiếc áo được phổ biến hơn nữ, ông mời Ái Liên (sau là nghệ sĩ cải lương) trình diễn trong tà áo dài Le Mur. Cứ như vậy, áo dài Le Mur dần gây được tiếng vang lớn trong giai đoạn 1945-1947. Cũng trong thời gian đó, Họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến áo dài Le Mur thành phiên bản kín đáo hơn một chút nhưng vẫn giữ nguyên nét gợi cảm của bản gốc. Cháu gái của Lê Phổ là Marie Nghi Xương có hiệu may ở phố Nhà Thờ cũng đã tung ra các mốt áo dài theo thiết kế của chú mình. Hiệu may này đã mời Lý Lệ Hà (sau là người tình của vua Bảo Đại) mặc áo dài Lê Phổ vào sàn nhảy và khiến chúng được nhiều người biết tới.

Áo dài nép mình trong cuộc sống mới

Sau năm 1954, áo dài gần như không còn được ưa chuộng nữa do nhiều yếu tố. Mọi người chọn trang phục gọn gàng hơn để dễ bề lao động tăng gia sản xuất. Tuy nhiên, đó chỉ là một cái nép nghiêng mình vào lịch sử, để chờ đợi thời điểm "phục hưng", trở về đúng vị trí mà nó đã đánh mất vào những năm tháng sau này.

Trang phục phụ nữ Hà Nội thời kỳ bao cấp. Để phù hợp với công việc sản xuất, tà áo dài không còn được ưa chuộng ở miền Bắc.
Trang phục phụ nữ Hà Nội thời kỳ bao cấp. Để phù hợp với công việc sản xuất, tà áo dài không còn được ưa chuộng ở miền Bắc.
Hoa hậu tiểu Vy gợi ý những kiểu áo dài du xuân 5 kiểu tóc đẹp nhất để diện cùng áo dài
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp