Cà phê cát - di sản Văn hóa Phi vật thể của Thổ Nhĩ Kỳ có gì đặc biệt?

Lu Ân Đăng lúc: Thứ sáu, 30/10/2020 20:59 (GMT +7)
Quả không hổ danh là di sản Văn hóa Phi vật thể của thế giới, cách pha chế của món cà phê cát có nhiều nét độc đáo cả về dụng cụ lẫn cách thưởng thức.
Hashtag #Du lịch nước ngoài #Các loại cà phê độc đáo #Cafe thế giới #Văn hóa ẩm thực #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Cà phê trở thành một thức uống phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng 800 năm trước, khi xuất lệnh cấm đồ uống có cồn xuất hiện. Một trong những nước có nền công nghiệp cà phê phát triển mạnh thời đó là Thổ Nhĩ Kỳ với món cà phê cát. Được biết cà phê đun trên cát có nguồn gốc ở Yemen, sau đó trở nên phổ biến ở Trung Đông và từ từ được biết đến rộng rãi sang Bắc Phi và Đông Âu.

Cà phê cát có cách chế biến độc đáo.
Cà phê cát có cách chế biến độc đáo.

Cafe cát có cách chế biến vô cùng độc đáo. Thay vì đun trực tiếp trên lửa, sau khi xay cà phê, người ta sẽ cho cà phê bột vào một bình kim loại nhỏ có cán cầm dài được gọi là ibrik/ cezve sau đó vùi vào chảo cát nóng để đun cà phê. Chậu cát to, nóng hổi này chính là nhân tố chính quyết định độ độc đáo của cách pha này. Cát vừa mịn lại có khả năng giữ nhiệt tốt, nóng lâu và hơi nóng phân tán đều. 

Chiếc cốc có tay cầm này là dụng cụ chuyên dụ để pha cà phê trên cát, có tên là Cezve/Ibrik.
Chiếc cốc có tay cầm này là dụng cụ chuyên dụ để pha cà phê trên cát, có tên là Cezve/Ibrik.

Dù vậy, không phải cà phê cứ sôi là xong. Khi cà phê bắt đầu sủi bọt và tràn lên miệng bình, người pha phải nhanh tay nhấc ibrik ra khỏi cát nóng, đợi một lúc rồi mới đặt lại vào cát. Quy trình pha cà phê cát sẽ mất khoảng 3 lần như thế. Mỗi lần nhấc bình lên, người ta sẽ đổ dần một ít cà phê vào tách, đến lần cuối cùng thì người ta đổ tất cả nước và bã còn lại.

Cà phê được đun trên chảo cát từ từ cho đến khi sánh đặc lại.
Cà phê được đun trên chảo cát từ từ cho đến khi sánh đặc lại.

Vậy hương vị cà phê cát của Thổ Nhĩ Kỳ có gì đặc biệt? Nhiều người cho biết hương vị của món cà phê cát rất đậm đà. Lý do bởi, hạt cà phê dùng để pha loại cà phê này vốn đều kén loại hạt ngon, kế đó, người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn cho thêm một số gia vị đặc trưng vào đun cùng. Thưởng thức ly cà phê đun trên cát Thổ Nhĩ Kỳ bạn sẽ cảm nhận được hương vị cà phê đậm vị, sánh mịn như được thưởng thức toàn bộ tinh tuý của hạt cà phê.

À quên không nói với bạn, cà phê cát không thêm sữa đâu, cùng lắm chỉ dùng kèm với một viên đường mà thôi nên nếu không uống cà phê thì hãy chuẩn bị sẵn tinh thần nhé! Ngoài ra với các loại cà phê khác, đường cho sau khi pha chế, cà phê cát cho đường từ khi bắt đầu đun. 

Khi rót cà phê cát người ta sẽ rót luôn cả bã.
Khi rót cà phê cát người ta sẽ rót luôn cả bã.

Với cách pha chế và hương vị độc đáo, năm 2013, món cà phê cát của Thổ Nhĩ Kỳ đã được di sản văn hoá thế giới phi vật thể. Tuy nhiên với những làn sóng cà phê mới mẻ, đặc biệt là là sóng cà phê thứ 3, ngay ở Thổ Nhĩ Kỳ, loại hình cà phê cát này cũng không còn quá nhiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa, với một loại hình cà phê độc đáo thế này, nếu có điều kiện, tội gì mà không thể đúng không? 

Cà phê cát - di sản Văn hóa Phi vật thể của Thổ Nhĩ Kỳ có gì đặc biệt? - Ảnh 5

Một điều thú vị nữa về cà phê cát là người ta còn dùng bã cà phê được pha bằng cà phê cát để xem bói. Cụ thể sau khi uống xong, người ta sẽ úp ngược cốc cà phê xuống đĩa và để nước dính quanh thành ly và hiển thị các hình thù. Từ hình thù trên đĩa, người ta sẽ phán về những sự kiện trong tương lai. 

3 quán cà phê hoài cổ ở Sài Gòn cho buổi hẹn 20/10 lãng mạn, nhẹ nhàng 2 quán cà phê hoa tươi vừa uống đồ ngon, vừa ngắm hoa đẹp tại Sài Gòn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp