Mở cửa phiên giao dịch sáng 1/7, giá vàng hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục có những biến động nhẹ khi các cơ sở kinh doanh vàng điều chỉnh tăng nhẹ hoặc giữ nguyên mức giá giao dịch của ngày hôm qua. Hiện giá vàng trong nước vẫn đang giao dịch quanh ngưỡng 68 triệu đồng/ lượng mua vào và gần 69 triệu đồng/ lượng bán ra.
Cụ thể là:
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang được niêm yết ở mức 68,30 triệu đồng/lượng mua vào và 68,92 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại TP.HCM, vàng SJC vẫn đang được mua vào với mức 68,30 triệu đồng/lượng, tương tự giá vàng ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng và đang có giá là 68,90 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với rạng sáng hôm qua, giá vàng SJC đã tăng 100.000 đồng ở chiều mua nhưng giữ nguyên mức giao dịch ở chiều bán.
Sau khi tăng 80.000 đồng vào sáng hôm qua, giá vàng hôm nay tại doanh nghiệp Phú Quý SJC tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 70.000 đồng ở cả hai chiều. Đưa giá vàng tại doanh nghiệp này lên mức lần lượt là 68,20 triệu đồng/lượng mua vào và 68,85 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng DOJI ở khu vực Hà Nội và TP.HCM điều chỉnh tăng thêm 50.000 đồng ở cả hai chiều và đang được mua vào ở mức 68,15 triệu đồng/ lượng, đồng thời, giá vàng bán ra đang là 68,85 triệu đồng/ lượng, so với rạng sáng ngày trước đó.
Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới sáng 1-7 lúc 6h30 (giờ Việt Nam) ghi nhận xu hướng giảm sâu với giá vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.805,4 USD/ ounce, giảm mạnh thêm 12,1 USD so với rạng sáng ngày trước đó. Trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 12,8 USD xuống còn 1.807,1 USD/ ounce.
Thị trường vàng thế giới đang chịu áp lực bởi sự tăng trở lại của đồng USD. Trong rạng sáng nay, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF). Tuy có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ở gần mức cao nhất trong 2 thập kỷ qua. Có thời điểm chỉ số USD Index tăng lên mức 105,15.
Đồng USD mạnh lên khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng các loại ngoại tệ khác.
Bên cạnh đó, lập trường cứng rắn của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc tăng lãi suất trần trong những tháng cuối năm 2022 nhằm kiềm chế lạm phát, cũng đang làm suy yếu đáng kể sức hấp dẫn của kim loại quý.
Mới đây nhất, Fed cũng đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc kiểm soát lạm phát bất chấp những hệ quả rủi ro có thể gây ra cho nền kinh tế. Jerome Powel, chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, không có sự đảm bảo nào cho khả năng nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm. Các chuyên gia kinh tế JP Morgan cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ.
Trong bối cảnh như hiện nay, các loại tài sản có độ an toàn cao như vàng và đồng USD được chọn làm nơi trú ẩn an toàn. Vàng có triển vọng tăng giá.
Tuy nhiên, mặt hàng kim loại màu được dự báo là khó tăng mạnh do hay biến động ngược chiều với đồng USD.
Hiện giới đầu tư đang theo dõi sát các động thái chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương các nước. Với tình hình lạm phát ngày càng lên cao và chưa có dấu hiệu dừng lại thì nhiều dự báo cho rằng, lợi nhuận các doanh nghiệp ở nhiều nước sẽ bị vắt kiệt. Chứng khoán có thể còn đi xuống và qua đó khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Bình luận