Vải hoa: Từ nguồn gốc cổ trang đến sự phát triển trên toàn thế giới

Linh Phi Đăng lúc: Thứ sáu, 06/11/2020 12:16 (GMT +7)
Vải hoa là biểu tượng của sự ngọt ngào, đẹp đẽ và họa tiết hoa cũng vì thế mà trở thành nét đẹp quyến rũ trên trang phục của phụ nữ.
Hashtag #Các loại họa tiết #Xu hướng thời trang #BEAUTORY #Thời trang

Châu Á - điểm khởi nguồn của họa tiết hoa 

Họa tiết hoa trong thời trang Trung Quốc cổ đại

Theo nhiều sử sách, họa tiết hoa lần đầu tiên xuất hiện trên vải vóc là có từ châu Á, chính xác là Trung Quốc, từ thời nhà Đường. Họa tiết này thời đó chưa có kĩ thuật in trên vải mà cần được thêu bằng tay. Sinh ra trong thời kỳ phong kiến Trung Quốc nên họa tiết này chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu. Chỉ có họ mới đủ tiền chi trả cho hàng trăm nghệ nhân ngồi thêu tay tỉ mẩn.

Phục trang trong phim Hậu cung Như Ý truyện thời Trung Quốc xưa (Ảnh: Pinterest)
Phục trang trong phim Hậu cung Như Ý truyện thời Trung Quốc xưa (Ảnh: Pinterest)

Họa tiết hoa của Nhật Bản

Họa tiết này qua bên Nhật rất được ưa chuộng, đặc biệt là hình ảnh hoa cúc vàng, tỏa ra bốn phương giống với quốc huy của nước này.

Họa tiết hoa cúc bằng chỉ vàng (Ảnh: bazaarvietnam.vn)
Họa tiết hoa cúc bằng chỉ vàng (Ảnh: bazaarvietnam.vn)

Các nghệ nhân Nhật Bản chính là cha đẻ của công nghệ nhuộm vải và in khắc gỗ nên những chiếc kimono cổ của Nhật là những thiết kế thời trang đầu tiên in họa tiết hoa.

Tranh khắc gỗ về truyện Genji (Tale of Genji) : nam giới mặc kimono có họa tiết hoa (Ảnh: Bazaarvietnam)
Tranh khắc gỗ về truyện Genji (Tale of Genji) : nam giới mặc kimono có họa tiết hoa (Ảnh: Bazaarvietnam)

Từ châu Á sang đến châu Âu

Con đường tơ lụa được mở ra đã giúp các thương lái châu Âu đặt chân được đến châu Á. Họ đã nhìn thấy cơ hội làm giàu từ những mảnh vải hoa và mang về Châu Âu bán chúng với mức giá trên trời. Chính vì thế, ở châu Âu, họa tiết hoa cũng là thứ dành riêng cho giới quý tộc và hội nhà giàu.

Sau đó, vào thế kỷ 15, tại Ý các nghệ nhân đã mày mò tự dệt vải vóc in hoa và họ chính là những người đầu tiên dệt nên vải ren hoa. Những tác phẩm ren xinh đẹp và cầu kì nhất được sản xuất tại Venice, Ý. 

Ren họa tiết hoa đặc trưng của Ý (Ảnh: fashionologiahistoriana.com)
Ren họa tiết hoa đặc trưng của Ý (Ảnh: fashionologiahistoriana.com)

Cùng lúc đó, tại Pháp, ông hoàng Louis XIV vì không muốn phụ thuộc vào việc nhập vải ren của Ý nên biến thành phố Lyon, từ địa điểm nhập khẩu vải, thành trung tâm dệt may lớn nhất của Pháp.

Lần đầu tiên xuất hiện vải in họa tiết hoa thay vì thêu hay dệt ở châu Âu 

Đến thế kỉ 17, trên vải chintz ở Ấn Độ, các thương lái Bồ Đào Nha, Hà Lan đã phát hiện ra mô-tip của họa tiết hoa trên vải này. Họ mang về châu Âu và nhanh  chóng những mảnh vải này được ưa chuộng may thành đầm váy.

Vải hoa chintz cùng váy cotton (Ảnh: Pinterest)
Vải hoa chintz cùng váy cotton (Ảnh: Pinterest)

Sự tinh tế và nét đẹp độc đáo của vải chintz khiến người yêu thời trang chi rất nhiều tiền bạc để mua nó. Thậm chí, cả Anh và Pháp phải nhập khẩu trong một thời gian dài. Mãi đến tận thế kỉ 18, các nhà sản xuất vải tại Anh đã tìm ra cách in ấn vải mô-típ hoa, vì thế mọi tầng lớp đều có thể mua được nó.

(1780s) (Ảnh: Pinterest)
(1780s) (Ảnh: Pinterest)

Nghệ thuật và thời trang giao thoa

Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, có hai trào lưu nghệ thuật chú trọng vào hoa: Trường phái Ấn tượng (Impressionism) và Tân nghệ thuật (Art Nouveau). Những người trong hai trường phái này rất hứng thú với những họa tiết hoa, từ bình hoa ở Trung Quốc đến những bộ Kimono của Nhật Bản. Vẻ đẹp của những họa tiết Á Đông khiến những người dân châu Âu mê mẩn, đặc biệt những người phụ nữ họ đua nhau mặc Kimono hay may trang phục vải hoa Á Đông này.

Tranh sơn dầu - The Blue Kimono của William Merritt Chase (Ảnh: Wikiart)
Tranh sơn dầu - The Blue Kimono của William Merritt Chase (Ảnh: Wikiart)

Thế kỉ 20 sự biến hóa đa dạng của họa tiết hoa

Sự phát triển của họa tiết hoa không thể không nhắc tới những năm cuối thế kỉ 20, với sự biến hóa đa dạng.

Thập niên 1960, họa tiết hoa trở trở thành một biểu tượng của phong cách sống hippie hoang dại, tự do và phóng khoáng hơi hướng tự do, phóng khoáng khi xuất hiện trong khăn cài đầu, khăn quàng, quần áo và thậm chí là giày dép.

Vải hoa: Từ nguồn gốc cổ trang đến sự phát triển trên toàn thế giới - Ảnh 8

Năm 1970, họa tiết hoa trở nên nhu mì hơn, với màu sắc thanh nhã và lãng mạn thì đến những năm 1980 lại rực rỡ, mang đậm chất nhiệt đới.

Bước ngoặt họa tiết hoa với công nghệ mới, đánh dấu sự phát triển của họa tiết trên thế giới

Đến thế kỉ 21, họa tiết hoa hay còn gọi là Floral, đã trở thành một phần thường nhật của thời trang. Những công nghệ in ấn mới giúp mang lại nhiều kiểu họa tiết cầu kỳ và sắc nét hơn bao giờ hết. Họa tiết hoa được sửa dụng trên nhiều chất liệu vải hơn như: lụa tơ tằm, nhung, polyeste, .... và cũng đa dạng các loại tạo hình hoa hơn. Từ các sàn diễn thời trang đến trang phục đời thường, hầu như không có sự trùng lặp về họa tiết này.

Alexander McQueen Xuân Hè vào 2015 (Ảnh: bazaarvietnam.vn)
Alexander McQueen Xuân Hè vào 2015 (Ảnh: bazaarvietnam.vn)

Đặc điểm chung của những chiếc váy hoạ tiết hoa mang cảm giác cho người nhìn sự dịu dàng, đoan trang, cuốn hút, hơn nữa mang lại vẻ đẹp quyến rũ, xinh đẹp hơn cho người phụ nữ. Đặc biệt là những chiếc váy hoa nhí những năm gần đây được ưa chuộng lớn.

Vải hoa: Từ nguồn gốc cổ trang đến sự phát triển trên toàn thế giới - Ảnh 10

 

Ảnh: DolceGabbana
Ảnh: DolceGabbana
RODARTE trong bộ sưu tập xuân hè năm 2021 (Ảnh: bazaarvietnam.vn)
RODARTE trong bộ sưu tập xuân hè năm 2021 (Ảnh: bazaarvietnam.vn)
Siêu mẫu Thanh Hằng xinh đẹp trong chiếc váy hoa nhí (Ảnh: FB Thanh Hằng)
Siêu mẫu Thanh Hằng xinh đẹp trong chiếc váy hoa nhí (Ảnh: FB Thanh Hằng)
Họa tiết tie-dye: Sự loang lổ giàu liên tưởng Những kiểu hoạ tiết luôn quay lại thống trị mùa Thu Đông Cách phối đồ với hoạ tiết chấm bi Phân biệt các loại hoạ tiết kẻ caro
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed