Khám phá 10 lễ hội lớn ở miền Bắc dịp đầu năm để cầu may và hưởng không khí hội hè

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ năm, 30/12/2021 09:49 (GMT +7)
Cứ đến dịp đầu năm, người dân lại nô nức tham gia những lễ hội truyền thống ở miền Bắc, nổi tiếng nhất phải kể đến: hội chùa Hương, hội Yên Tử hay hội đền Hùng.
Hashtag #Du lịch Tết Dương lịch #Tết Nguyên đán #LIFESTYLE #Du lịch và khám phá

Để hiểu hơn về các lễ hội văn hóa đó, 2 Đẹp đã tổng hợp 10 lễ hội lớn ở miền Bắc mà bạn không nên bỏ qua trong dịp năm mới. Cùng tham khảo ngay nhé!

1. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng là người dân khắp nơi đổ về chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để tham gia lễ hội. Đây được xem như là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc trong ngày đầu xuân, kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Du khách khi đến đây không chỉ cầu bình an, cầu may mắn cho năm mới mà còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hữu tình, nhiều hang động độc đáo. Năm 2018, chùa Hương đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đi thuyền vãn cảnh trong lễ hội chùa Hương.
Đi thuyền vãn cảnh trong lễ hội chùa Hương.

2. Hội chợ Viềng (Nam Định)

Hội chợ Viềng diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng hàng năm, được tổ chức tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, tỉnh Nam Định. Du khách thập phương sẽ bắt đầu dạo chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước và hội chợ sẽ kéo dài cho đến hết ngày hôm sau. Các sản phẩm được đem ra bán chủ yếu là vật dụng nhà nông, cây trồng, vật nuôi... Không chỉ là nơi "mua may bán rủi", chợ Viềng còn trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và thu hút đông đảo du khách trong, ngoài nước tham gia.

Hội chợ Viềng - nơi 'mua may bán rủi'.
Hội chợ Viềng - nơi "mua may bán rủi".

3. Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

Nhắc đến lễ hội lớn ở miền Bắc thì không thể không nhắc đến lễ hội Yên Tử, thường diễn ra từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Hội xuân truyền thống gồm nhiều hoạt động khác nhau như: dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, hội văn nghệ diễn xướng, lễ khai ấn "Dấu thiêng chùa Đồng", trò chơi dân gian... Vì vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây lại thu hút hàng vạn lượt du khách thập phương đến vãn cảnh, chiêm bái. 

Khám phá 10 lễ hội lớn ở miền Bắc mà du khách khó lòng bỏ qua trong dịp đầu năm - Ảnh 1
Khám phá 10 lễ hội lớn ở miền Bắc mà du khách khó lòng bỏ qua trong dịp đầu năm - Ảnh 1

4. Lễ hội đền Trần (Nam Định)

Đây là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc, diễn ra tại đền Trần (Nam Định) nhằm tưởng nhớ chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung. Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Theo đó, lễ hội sẽ bắt đầu bằng lễ khai ấn, diễn ra vào giờ Tý (giữa đêm) và phát ấn tại 3 nhà: nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Hùng, một điểm trong khu vực vườn cây thuộc đền Hùng. Nhiều người cho rằng, nếu xin được giấy ấn thì công việc sẽ thăng tiến, sự nghiệp sẽ hanh thông trong năm tới. 

Lễ hội khai ấn đền Trần rất linh thiêng.
Lễ hội khai ấn đền Trần rất linh thiêng.

5. Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh)

Du lịch Bắc Ninh vào mùa xuân, du khách không nên bỏ qua lễ hội Bà chúa Kho đặc sắc, nhất là đối với những người làm ăn, buôn bán. Lễ hội dễn ra tại đền Bà chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và thường kéo dài từ ngày 14 tháng Giêng cho đến hết tháng Giêng. Du khách sẽ dâng hương, khấn vay tiền mong cầu tài, phát lộc trong năm mới và cuối năm sẽ quay trở lại đền một lần nữa để trả lễ. 

Đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ tại đền Bà chúa Kho.
Đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ tại đền Bà chúa Kho.

6. Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)

Lễ hội đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung, nhằm tưởng nhớ công lao các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Lễ hội sẽ được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 Âm lịch, trong đó hội chính là ngày mùng 10 tháng 3. Bên cạnh những phong tục truyền thống như lễ rước kiệu và lễ dâng hương thì còn có nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian hấp dẫn: thi bơi, kéo co, đấu vật, hát xoan... 

Lễ hội đền Hùng - một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước.
Lễ hội đền Hùng - một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước.

7. Lễ hội đền Gióng (Hà Nội)

Tháng Giêng âm lịch hàng năm là thời điểm người dân nô nức đón chờ lễ hội đền Gióng, được tổ chức tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ về chiến công của một trong những "tứ bất tử" của người Việt - Thánh Gióng. Trong lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những màn mô phỏng trận đấu oai hùng của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang chống giặc Ân xâm lược cũng như tham dự những trò chơi dân gian như: cờ tướng, chọi gà. Năm 2011, hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. 

Lễ hội đền Gióng với nhiều nghi thức tưởng nhớ Thánh Gióng.
Lễ hội đền Gióng với nhiều nghi thức tưởng nhớ Thánh Gióng.

8. Hội Xoan (Phú Thọ)

Hội Xoan là một trong những lễ hội lớn ở Phú Thọ, nhằm tưởng nhớ đến Xuân Nương - một nữ tướng thời Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi ngoại xâm phương Bắc. Lễ hội được tổ chức ở làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ và kéo dài từ ngày mùng 7 cho đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng. Trong ngày hội, các phường sẽ tổ chức hát Xoan ở cửa đình để cầu mong mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa cũng như diễn ra các hoạt động trình nghề như: tát nước, gieo mạ, bán bông... Năm 2011, nghệ thuật hát Xoan (Phú Thọ) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ gấp của nhân loại. 

Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa của nhân loại.
Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa của nhân loại.

9. Hội Lim (Bắc Ninh)

Với các tín đồ yêu thích du lịch mùa xuân, muốn trải nghiệm văn hóa dân tộc thì không thể bỏ qua hội Lim. Đây là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của vùng Kinh Bắc, diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm. Du khách sẽ được thưởng thức những điệu quan họ ngọt ngào, những điệu hò giao duyên tình tứ và tham gia các trò chơi cổ truyền như: nấu cơm, đu quay, đấu võ...

Hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc.
Hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc.

10. Hội gò Đống Đa (Hà Nội)

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng là du khách lại nô nức kéo về gò Đống Đa (Hà Nội) nhằm tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ (vua Quang Trung). Các nghi lễ chủ yếu gồm: lễ dâng hương, lễ độc văn, tế lễ ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. Ngoài ra, ngày hội có nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó phải kể đến tục rước rồng lửa Thăng Long nhằm tái hiệu lại bối cảnh những cuộc chiến còn lưu danh sử sách. 

Lễ hội mùa xuân Gò Đống Đa.
Lễ hội mùa xuân Gò Đống Đa.

Những lễ hội truyền thống không chỉ là nơi cầu bình an, cầu may mắn mà còn đem đến cơ hội tham quan, vãn cảnh cũng như khám phá những nền văn hóa vùng miền khác nhau. Hi vọng những thông tin về 10 lễ hội lớn ở miền Bắc sẽ giúp bạn có thêm gợi ý cho hành trình du lịch sắp tới. Chúc các bạn có một chuyến du xuân thật vui vẻ và bình an trên mọi nẻo đường!

7 địa điểm du lịch yên tĩnh ở Việt Nam không thể ngó lơ để rủ nhau đi trốn Nhờ Hometown cha cha cha, "làng Gongjin" Pohang thành điểm du lịch hấp dẫn Lễ hội thả đèn trời Yi Peng, điểm nhấn của du lịch Chiang Mai tháng 11
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp