Lo lắng là gì và làm thế nào để kiểm soát lo lắng?

Lê Tâm Đăng lúc: Thứ năm, 06/01/2022 08:13 (GMT +7)
Lo lắng là gì và tại sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng, làm thế nào để kiểm soát lo lắng? Cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này

I. Lo lắng là gì và tại sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng?

Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, xuất hiện khi cơ thể phản ứng lại sự căng thẳng. Điều này liên quan đến một số các phản ứng nội tiết tố và sinh lý giúp bạn chuẩn bị đối phó với một mối đe dọa hoặc sự việc nào đó.

Lo lắng là những ý nghĩ và hình ảnh tiêu cực diễn ra trong tâm trí.
Lo lắng là những ý nghĩ và hình ảnh tiêu cực diễn ra trong tâm trí.

Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone Adrenaline – đây một loại hormone có tác dụng trên thần kinh giao cảm nhằm giúp bạn chuẩn bị để đối mặt hoặc chạy trốn khỏi sự việc nào đó. Ngay lập tức, tim sẽ đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên, và nhịp thở của bạn hơn.

Nói cách khác, lo lắng là một chuỗi những ý nghĩ và hình ảnh tiêu cực diễn ra trong tâm trí và liên tục lặp lại, gây ám ảnh và khó kiểm soát.

II. Sự khác nhau giữa lo lắng và rối loạn lo âu

Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một sự kiện nào đó có thể khiến bạn căng thẳng. Nó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể biến mất sau khi sự căng thẳng qua đi. Sự lo lắng có thể kiểm soát được kể cả khi bạn là người dễ cảm thấy lo lắng.

Lo lắng mặc dù là một triệu chứng của rối loạn lo âu nhưng chúng hoàn toàn khác nhau.

Lo lắng thường không kéo dài, còn rối loạn lo âu thường kéo dài.
Lo lắng thường không kéo dài, còn rối loạn lo âu thường kéo dài.

Rối loạn lo âu là những rối loạn về tâm thần phát triển từ một số yếu tố phức tạp như: di truyền, hóa học não và các sự kiện trong cuộc sống. Rối loạn lo âu thường sẽ kéo dài và không thể kiểm soát được nếu không được điều trị kịp thời.

Những người bị rối loạn lo âu thường sẽ cảm thấy hồi hộp và lo lắng thái quá. Những cảm giác này thường sẽ xảy ra thường xuyên và không hề có tác nhân gây căng thẳng rõ ràng.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu thường gặp như: đau đầu, tay chân run rẩy, mất ngủ, có cảm giác kỳ lạ trong cơ thể, khó tập trung, mệt mỏi, tức ngực, tim đập loạn nhịp, đổ mồ hôi,...

III. Top 5 cách đơn giản giúp bạn kiểm soát sự lo lắng

Lo lắng là một phản ứng rất bình thường của cơ thể đối với một số tình huống nhất định. Và bạn có thể kiểm soát được sự lo lắng bằng một số phương pháp sau đây:

1. Đừng sợ lo lắng

Trong một số tình huống mà bạn cảm thấy không thoải mái thì hãy tự nhắc nhở bản thân rằng lo lắng là điều bình thường. Thậm chí, sự lo lắng xuất hiện cũng có thể đem lại cho bạn hữu ích.

Hầu hết, chúng ta đều cảm thấy lo lắng khi gặp phải những thách thức và cơ hội mới. Đây là phản ứng hết sự tự nhiên của cơ thể giúp bạn chuẩn bị cho những điều sắp xảy ra.

Do vậy, bạn cần bỏ qua nỗi sợ hãi đấy và chấp nhận rằng lo lắng là một trải nghiệm hết sức tự nhiên. Điều này có thể giúp cho bạn giảm bớt cảm giác lo lắng và giúp kiểm soát hệ thần kinh một cách tốt hơn.

2. Chuẩn bị thật kỹ

Chuẩn bị thật kỹ và tập luyện trước là một trong các giải pháp giúp bạn kiểm soát sự lo lắng.
Chuẩn bị thật kỹ và tập luyện trước là một trong các giải pháp giúp bạn kiểm soát sự lo lắng.

Ở một số tình huống nào đó, bạn có thể dự đoán hoặc có thể lập kế hoạch cho mọi thứ, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng cho những sự việc đó.

3. Suy nghĩ tích cực

Sự thiếu tự tin hoặc suy nghĩ tiêu cực thường là nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về năng lực của bản thân thì hãy tìm cách đưa bản thân vào một trạng thái tâm lý tích cực hơn.

4. Nói chuyện với một ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng

Gọi điện cho người thân, bạn thân của bạn hoặc bất kỳ ai khác mà bạn tin tưởng khi bạn cảm thấy lo lắng. Việc chia sẻ cảm xúc của bạn với những người mà mình cảm thấy tin tưởng sẽ giúp cho mọi thứ của bạn trở nên đúng đắn và dễ dàng hơn. Họ có thể đưa ra những lời khuyên giúp bạn nhìn nhận tình huống, sự việc dưới góc độ hợp lý hơn.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác, đặc biệt là những người đã trải qua tình huống tương tự thì có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cảm thấy tích cực hơn.

5. Thử một số kỹ thuật thư giãn

Học cách thư giãn cũng chính là điều quan trọng giúp bạn vượt qua trạng thái căng thẳng, lo lắng và kiểm soát thần kinh tốt hơn.

Luyện tập một số kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, ngồi thiền, yoga,... cũng là cách giúp bạn giảm sự lo lắng.
Luyện tập một số kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, ngồi thiền, yoga,... cũng là cách giúp bạn giảm sự lo lắng.

Bài tập hít thở là một trong các kỹ thuật thư giãn giảm lo lắng được nhiều người áp dụng. Tập hít thở sâu có tác dụng nhanh chóng và bạn có thể tập ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào mà bạn cảm thấy lo lắng.

Hy vọng rằng với những thông tin này đã giúp bạn biết được lo lắng là gì và cách giúp bạn kiểm soát sự lo lắng hiệu quả.

Ước gì có một ngày mình thôi lo lắng, thôi sân si và biết đủ Hết lo lắng, căng thẳng bằng 8 liệu pháp tự nhiên
Copy URL

Bình luận

Chủ đề mới trên 2Đẹp