Michale Kors tên thật là Karl Anderson, được nuôi dưỡng bởi mẹ vì từ nhỏ bố mẹ ông đã sớm ly hôn. Sau đó, bà đi thêm bước nữa với người đàn ông tên Bill Kors. Từ đó, nhà thiết kế cũng đổi thành họ Kors theo họ của cha dượng. Chính mẹ ông là người đã gợi ý cho Karl Kors đổi sang cái tên mới và ông đã quyết định lấy tên Michael, chính thức trở thành Michale Kors mà sau này trở nên vô cùng thành công và nổi tiếng.
Niềm yêu thích nghệ thuật đã bén duyên với Michael Kors từ tấm bé. Trước khi theo đuổi sự nghiệp thiết kế, Michael từng là người mẫu quảng cáo cho thương hiệu ngũ cốc Lucky Charm và khăn giấy Charmin trên truyền hình khi ông còn nhỏ. Nhận thấy tiềm năng phát triển của mình với vai trò diễn viên, Kors theo học lớp diễn xuất được một thời gian. Nhưng đến năm 14 tuổi, một lĩnh vực khác lại hấp dẫn ông hơn làm diễn xuất, đó chính là trở thành một nhà thiết kế.
Năm 18 tuổi, Michael Kors theo học tại trường Fashion Institute of Technology ở New York. Sau chín tháng theo học, những thiết kế của Kors đã gây được chú ý khi chúng được bày bán tại Lothar.
Cựu giám đốc thời trang Dawn Mello tại Bergdorf Goodman đã chủ động tìm gặp Kors để mời ông làm nhà thiết kế chính cho BST của thương hiệu Bergdorf Goodman. Mello nói rõ về việc cho phép Kors tự do sáng tạo và định hướng thương hiệu. Sự kiện này đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Kors xuất hiện với danh nghĩa NTK cho một thương hiệu thời trang cao cấp.
Sau 3 năm làm việc với tư cách một nhà thiết kế "làm công ăn lương", Kors quyết định thành lập thương hiệu riêng lấy theo tên ông: Michael Kors.
Trong bộ sưu tập đầu tiên, Kors đã thể hiện rõ quan điểm khách quan của ông trong thời trang. Những thiết kế cổ điển dùng trong thể thao thể hiện tinh thần năng động, tươi trẻ của văn hoá thời trang Mỹ nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng về mặt hình ảnh mà một thương hiệu thời trang cao cấp cần phải có.
Tuy có một bệ phóng vững chắc, thương hiệu của Michael Kors cũng có thời gian phải tuyên bố phá sản và ngừng bán sản phẩm một thời gian do trục trặc trong khâu quản lý nhãn hiệu vào năm 1993. Sau đó ông được tập đoàn LVMH mời về làm nhà thiết kế của nhà mốt Pháp Céline. Trong suốt thời gian làm việc tại Céline, Michael Kors đã thành công trong việc vực dậy thương hiệu tưởng chừng đứng trên bờ vực phá sản này.
Ông được tập đoàn LVMH mua lại 33% cổ phần trong thương hiệu riêng và thăng chức Kors thành giám đốc sáng tạo của Céline vào năm 1997. Nhưng đến năm 2003, ông cuối cùng vẫn quyết định rời bỏ Céline để tập trung phát triển thương hiệu riêng.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Michael Kors có thể nói là một trong những nhà thiết kế có nhiều giải thưởng nhất: Nhà thiết kế thời trang nữ CFDA năm 1998, Nhà thiết kế thời trang nam CFDA năm 2003, Giải thưởng FiFi của Tổ chức Fragrance cho Thành tựu trọn đời, Giả thưởng thành tựu trọn đời Geoffrey Beene từ CFDA năm 2010,....
Bình luận