Trước khi suit trở thành trang phục trình trọng, lịch sự như hiện tại, ở thế kỷ 19, suit dùng để chỉ những bộ đồ với kết cấu diêm rúa loè loẹt, được mặc cùng với những bộ tóc giả. Beu Brummel, người đàn ông được cho là nổi tiếng với sự sành điệu, đã loại bỏ những chi tiết rườm rà của suit, thay vào đó kiểu trang phục may đơn giản.
Đàn ông ở thời kỳ này sẽ mặc suit với áo choàng dài, cắt vạt trước để tạo sự gọn nhẹ. Mẫu áo khoác này còn gọi là áo đuôi tôm. Lập tức nó gây được sự thu hút, nhiều quý ông châu Âu đã thật sự yêu thích sự cải tiến này. Đàn ông tầng lớp quý tộc châu Âu luôn mặc chiếc áo này khi ra đường vào ban ngày.
Đến những năm 1900, suit đã có những bước cải tiến vượt bật trong thiết kế. Đặc biệt là tại nước Anh, đàn ông mặc suit theo kiểu 3 lớp gồm áo sơ mi, áo gi-lê và áo khoác dài bên ngoài. Chiếc áo đuôi tôm của thế kỷ trước đã được tinh giản lại, cả vạt trước và sau đều biến mất, thay vào đó là một chiếc áo gọn gàng, vuông vức, ôm theo chiều dọc của cơ thể nam giới.
Thiết kế này được lan toả khi các diễn viên trong chương trình truyền hình nổi tiếng Peaky Blinders Tommy Shelby đồng loạt mặc những bộ suit 3 mảnh cầu kì, chất liệu dày dặn. Những chiếc áo khoác ngoài thường sử dụng những tông màu tối như đen, nâu hoặc xanh navy.
Thời điểm này, không chỉ tầng lớp quý tộc mà cả những người bình dân cũng có thể diện suit. Trong khi những người có vị trí trong xã hội ưa chuộng những bộ suit được may đo thì tầng lớp bình dân sẽ mặc suit giống những diễn viên trên chương trình Peaky Blinders.
Chiến tranh kéo theo sự khan hiếm về chất liệu và sản xuất. Những bộ suit không còn được mặc rộng rãi như trước. Suit trở nên xa xỉ nên đàn ông chỉ mặc chúng vào những dịp quan trọng. Để giảm giá thành sản xuất, nhiều công ty thời trang cũng bắt đầu tìm đến những chất liệu tổng hợp, thiết kế cũng bắt đầu có tính thống nhất hơn, thể hiện sự bình đẳng trong thời trang.
Nhân vật Don Draper trong phim truyền hình Mad Men nổi tiếng thời đó diện những bộ suit với màu sắc tươi sáng khi đi làm. Điều này đã tạo nên xu hướng đàn ông diện suit nơi công sở. Suit thời này đã có sự đa dạng hơn về kiểu dáng lẫn màu sắc. Bên cạnh tông trầm thường thấy, nhân vật Don Draper còn mặc những gam màu pastel nhẹ nhàng, tươi sáng lẫn hoạ tiết houndstooth (răng sói).
Năm 1970 mở ra thời đại đa trào lưu bởi sự thừa hưởng và hoà trộn những nét văn hoá của thập niên trước. Nhiều phong cách như hippie, popart hay boho ra đời kéo theo sự lên ngôi của hoạ tiết, màu sắc sặc sỡ. Suit trở thành một trong những nhân tố tiềm năng của thời trang đường phố thời điểm này. Âm nhạc và sự ảnh hưởng của Disco đã biến suit trở thành trang phục trình diễn ấn tượng với sự đa dạng trong chất liệu, kiểu dáng và màu sắc.
Trong suốt quá trình phát triển, trang phục suit đã có sự đơn giản hoá hơn, tập trung vào những tiểu tiết trong kĩ thuật may đo cao cấp sao cho vừa vặn và phù hợp với tỉ lệ cơ thể. Đàn ông mặc suit để phô bày những nét quyến rũ vốn như cầu vai đứng, bờ ngực rộng và vòng eo thon.
Bình luận