Cẩm tâm tựa ngọc là một bộ phim dài 45 tập có sự góp mặt của Chung Hán Lương và Đàm Tùng Vận. Bộ phim xoay quanh cuộc đời của thứ nữ La Thập Nhất Nương (Đàm Tùng Vận) sống tại thời nhà Minh vì muốn truy tìm kẻ giết mẹ mà tìm cách trà trộn vào phủ Vĩnh Bình Hầu, chấp nhận làm vợ Từ Lệnh Nghi. Để ngồi vững trên ghế vợ cả, Thấp Nhất Nương phải đối mặt với nhiều âm mưu đáng sợ.
Hiện nay bộ phim đã hoàn thành, tuy nhiên, đây vẫn là đề tài bàn tán của cư dân mạng, không chỉ vì nội dung của bộ phim mà còn vì "Cẩm tâm tựa ngọc" bị một cộng đồng trên MXH tố cáo đạo nhái toàn bộ thiết kế trâm cài áo thời nhà Nguyễn Việt Nam (1802 -1945).
Chiếc trâm cài áo mà bộ phim bị tố đạo nhái là phụ kiện dùng cho áo Nhật Bình - một trang phục bắt đầu được dùng từ năm 1807 thời vua Gia Long, sau đó tiếp tục được sử dụng tới năm 1945. Sau này trang phục này chỉ còn tồn tại ở những gia đình có gốc gác cao quý.
Nguồn gốc của áo Nhật Bình là chiếc áo Đối Khâm Phi Phong thời nhà Minh bên Trung Hoa. Đây là kiểu áo đối khâm, cổ hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực và hai vạt áo được dùng dây buộc lại.
Gọi là áo Nhật Bình bởi hoa văn trang trí của áo tạo thành một hình chữ nhật lớn ngay trước ngực. Trên áo sẽ thêu những họa tiết dạng hình tròn khép kín đan xen với những hình phượng, hoa lá và các hạt kim tuyết lấp lánh. Trên phần tay áo có dải ngũ sắc: Lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành. Dải ngũ hành này cũng được dùng để phân biệt cấp bậc trong hoàng cung: Công chú, cung tần. Dải này không có trên áo của Hoàng hậu.
So với áo Đối Khâm Phi Phong của nhà Minh, các nghệ nhân của Hoàng tộc nhà Nguyễn đã sáng tạo thêm chiếc trâm cài áo hình phượng hoàng chầu hoa cúc. Chiếc trâm này khác biệt hoàn toàn so với những hiện vật còn sót lại của nhà Minh hoặc trong những bức tranh vẽ còn được lưu lại tới thời điểm hiện tại.
Hành động đưa mẫu trâm cài vốn là đặc trưng - di sản văn hóa của người Việt vào trang phục cổ trang Trung Hoa được coi là một hành động "đánh tráo khái niệm" của đoàn làm phim Cẩm tâm tựa ngọc, có thể gây hiểu lầm cho người xem tại Trung Quốc và toàn thế giới rằng chiếc trâm phượng hoàng là một sáng tạo của họ.
Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng fan của phim tại Việt Nam đã chính thức dừng hoạt động vì bê bối này. Đây không phải là lần đầu tiên những ấn phẩm truyền thông văn hóa Trung Quốc bị cáo buộc đạo nhái trang phục người Việt.
Tháng 10 năm ngoái, nhiếp ảnh gia Trần Mạn cập nhật bộ ảnh chụp trang phục do chính cô hợp tác với thương hiệu shangxia thiết kế. Điều đáng lên án là thiết kế này đạo nhái hoàn toàn trang phục áo dài của Việt Nam. Mặc cho cư dân mạng Việt Nam và quốc tế chê cười, Trần Mạn vẫn hiên ngang giữ lại bộ ảnh này.
Bình luận