Có những chiếc áo đơn giản đến không ngờ nhưng nhìn mác giá lại khiến nhiều người "chết trong lòng một ít". Ví dụ, Nicki Minaj đã từng chia sẻ hình ảnh mình mặc một chiếc áo phông kẻ ngang có giá 880 USD lên MXH, ngay lập tức nhiều ý kiến trái chiều nổ ra. Có người cho rằng, có điên mới bỏ ra ngần kia tiền để mua cái áo đó, khi họ hoàn toàn có thể tìm được một mẫu tương tự tại Walmart với giá chỉ 1 USD.
Vậy tại sao hàng hiệu lại đắt như vậy dù nhìn không có gì đặc biệt?
Các thương hiệu cao cấp thường đặt nhà máy tại châu Âu nhằm đảm bảo việc quản lý chất lượng tốt nhất của sản phẩm. Điều đó sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao hơn rất nhiều do chi phí nhân công, các loại thuế đắt hơn so với việc đặt nhà máy tại Việt Nam hay Tây Á - như cách Zara đang làm. Tuy nhiên điều này sẽ hạn chế sự làm giả. Khách hàng có thể mua một chiếc áo Zara được quảng cáo là hàng tuồn, hàng xuất dư và điều đó có thể đúng hoặc sai, nhưng sẽ không có đôi giày Gucci nào được giới thiệu là sản xuất ở Việt Nam trừ khi người bán đang cố tình lừa dối bạn.
Bạn sẽ hiếm khi thấy một nhà mốt cao cấp tái sản xuất lại một món đồ, trừ khi chúng là những món đồ biểu tượng như chiếc Lady Dior hay Hermès Birkin.
Hầu hết các nhà xưởng đều tính cùng một mức giá thành sản xuất kể cả bạn sản xuất 500 chiếc hay chỉ 5 chiếc. Sản xuất càng nhiều thì giá càng rẻ từ đó giá bán sẽ tỉ lệ thuận tăng theo.
Nếu như thời trang nhanh chỉ việc "học tập" mẫu mã từ các ông lớn thì những thương hiệu hàng đầu phải bỏ ra một số tiền lớn để nghiên cứu thị trường, đưa ra xu hướng, thuê người thiết kế, lên concept chụp ảnh và thực hiện chiến dịch quảng bá. Nên dù áo hàng hiệu với thời trang nhanh có vẻ ngoài rất giống nhau, chúng không thể nào ở chung một mức giá được.
Dù những thiết kế của Zara giống y hệt như những món đồ hàng hiệu nhưng chất lượng của chúng không thể so sánh với nhau, hoặc sự so sánh này là quá đỗi khập khiễng. Những món đồ của Zara thường chỉ mặc trong một mùa. Đến mùa sau, chất liệu bình dân và những đường may có phần xơ sài sẽ bộc lộ khuyết điểm, ố màu, tuột chỉ, nôm na là chỉ có hạn sử dụng chứ không bền bỉ như những món thời trang cao cấp.
Bình luận